GPU RTX 5090 không chỉ mạnh về đồ họa mà c̣n đủ sức bẻ khóa nhiều loại mật khẩu trong thời gian cực ngắn, đặt ra thách thức lớn cho an ninh mạng thời hiện đại.
Khi thế hệ card đồ họa mới nhất của
NVIDIA là
RTX 5090 chính thức ra mắt, cộng đồng kỹ nghệ lập tức đổ dồn sự chú ư vào khả năng xử lư đồ họa và hiệu suất gaming của nó. Tuy nhiên, một khía cạnh ít được đề cập đến nhưng lại khiến cho giới bảo mật đặc biệt lo ngại, chính là sức mạnh tính toán phi thường của
RTX 5090 có thể bị lợi dụng để phục vụ cho các mục đích phá vỡ hệ thống bảo mật, đặc biệt là việc bẻ khóa mật khẩu.
Đối với các mật khẩu yếu hơn như chỉ có chữ thường hoặc số, thời gian bẻ khóa có thể rút xuống chỉ c̣n vài tuần, thậm chí là mất vài ba phút.
Theo một nghiên cứu được công bố bởi
Hive Systems, với việc kết hợp 12 chiếc card
RTX 5090 trong một hệ thống duy nhất, thời gian cần để bẻ khóa một mật khẩu vốn được coi là bảo mật cao giờ đây đă bị rút ngắn một cách đáng báo động. Nếu trước đây một mật khẩu có độ dài 8 kư tự, bao gồm chữ cái, số và kư tự đặc biệt, cần đến hàng ngàn năm để phá vỡ th́ với cụm
GPU RTX 5090, thời gian này chỉ c̣n chưa đầy hai thế kỷ.
Nghe có vẻ dài, nhưng đối với các mật khẩu yếu hơn như chỉ có chữ thường hoặc số, thời gian bẻ khóa có thể rút xuống chỉ c̣n vài tuần, thậm chí là vài phút. Đơn cử như một mật khẩu gồm 8 chữ số, vốn phổ biến trong các mă PIN hay mật khẩu mặc định, có thể bị phá trong ṿng chưa đầy 5 phút.
So sánh với thế hệ trước là
GPU RTX 4090, hiệu suất bẻ khóa của
RTX 5090 đă tăng cao hơn 33%. Trong các bài kiểm tra thực tế, khả năng xử lư các hàm băm mă hóa như bcrypt của ḍng card mới này nhanh gấp đôi, giúp cho tin tặc có thể thực hiện các cuộc tấn công từ điển hoặc
brute-force một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là điều khiến cho các chuyên gia an ninh mạng buộc phải lên tiếng báo động về việc cần nâng cấp tiêu chuẩn bảo mật cá nhân, nhất là trong bối cảnh các kỹ thuật tính toán đang h́nh thành rất tinh vi và vượt bậc.
Sự gia tăng sức mạnh về tính toán của các ḍng GPU cao cấp đang đẩy ranh giới của sự bảo mật truyền thống đến ngưỡng giới hạn. Những mật khẩu tưởng như an toàn trong quá khứ có thể sẽ trở nên vô dụng trước khả năng khai thác của loại phần cứng hiện đại này.
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cá nhân và tổ chức trong việc thay đổi thói quen bảo mật, bao gồm việc sử dụng các chuỗi mật khẩu dài, phức tạp hơn và tận dụng các công cụ xác thực đa yếu tố (MFA).
Ngoài ra, các công cụ quản trị mật khẩu cũng ngày càng trở nên cần thiết. Không chỉ giúp người dùng tạo ra những mật khẩu ngẫu nhiên, khó đoán, các ứng dụng này c̣n hỗ trợ lưu trữ và quản lư mật khẩu một cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân khi bị tấn công mạng.
Đây không chỉ là một bước tiến về kỹ thuật mà c̣n là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng sự an toàn cho thông tin cá nhân không thể bị xem nhẹ trong kỷ nguyên của siêu máy tính và AI.