Câu chuyện về những người trẻ sở hữu bằng thạc sĩ nhưng lại làm công việc tay chân đang lan rộng như biểu tượng của một thế hệ đầy bất công xă hội.
Ding Yuanzhao, chàng trai 39 tuổi, là cử nhân kỹ thuật hóa học Đại học Thanh Hoa, thạc sĩ năng lượng và tài nguyên Đại học Bắc Kinh, hai trường đại học danh giá nhất Trung Quốc.
Chưa hết, Ding c̣n có bằng tiến sĩ sinh học tại Đại học Công nghệ Nam Dương (Singapore) và thạc sĩ đa dạng sinh học từ Đại học Oxford (Anh). Anh cũng đă hoàn thành một dự án nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore. Hầu hết các trường đều thuộc top 30 đại học hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2024, hợp đồng nghiên cứu sau tiến sĩ của anh không được gia hạn. Anh chàng đi xin việc và sau 10 lần phỏng vấn thất bại chính thức rơi vào cảnh thất nghiệp do ở Singapore, nhà tuyển dụng không đặt nặng bằng cấp mà ưu tiên năng lực cá nhân.
Ding Yuanzhao lúc này quyết định về nước t́m cơ hội, trong thời gian chờ xin việc đă đăng kư làm nhân viên giao đồ ăn tại Bắc Kinh.
“Tôi kỳ vọng sẽ t́m được việc đúng chuyên môn, lương tốt. Nhưng rồi lại đi vào ngơ cụt”, anh nói.
Nhiều người cho rằng với bằng cấp như vậy, Ding có thể dễ dàng đi dạy hoặc làm gia sư, song anh chàng phản bác rằng không phải cứ học giỏi là dạy giỏi.
“Lên bục giảng mà không có kỹ năng sư phạm vẫn có thể mơ hồ, lúng túng”, anh chia sẻ và cho biết nghề giao đồ ăn không có ǵ đáng xấu hổ. Thu nhập ổn định, giờ giấc linh hoạt và quan trọng nhất thu nhập giúp anh duy tŕ cuộc sống.
“Chỉ khi tự nuôi được bản thân, tôi mới có thể chủ động t́m hướng đi mới”, Ding nói.
Mă Nhă, 25 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Nam Kinh. Sau khi du học Anh, cô gái tài năng lần lượt tốt nghiệp ngành Khoa học sinh học tại Imperial College London và Viện Nghiên cứu Thú y thuộc Đại học Cambridge. Ngỡ tưởng với năng lực đó, Nhă phải làm cho một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng, song sau cùng, cô lại quyết định làm việc tại Sở thú Thượng Hải.
Hàng ngày, Mă Nhă bắt đầu công việc lúc 8 giờ, kiểm tra khu vực động vật ăn cỏ châu Á, quan sát t́nh trạng sức khỏe và hành vi của chúng, sau đó dọn dẹp chuồng trại.
“Mặc dù phân của động vật ăn cỏ không quá hôi, nhưng số lượng lại rất nhiều. Khi xong việc, cũng vừa đến giờ cho chúng ăn trưa”, thạc sĩ này nói.
Buổi chiều, công việc bận rộn hơn. Cô phải kiểm tra sức khỏe động vật, trao đổi với bác sĩ thú y, thuyết minh và theo dơi khách tham quan để đảm bảo họ cho động vật ăn đúng cách. Nếu có thay đổi trong khu vực triển lăm, cô cũng tham gia thiết kế và quy hoạch. Trước khi tan ca 5h chiều, cô đưa động vật về chuồng.
Chia sẻ hồi mới chăm sóc voi, hằng ngày, Nhă phải nâng những thùng thức ăn đầy cỏ lên một độ cao nhất định. Công việc vốn dành cho nam giới khỏe mạnh nhưng khi đó, nhóm chỉ có duy nhất cô là phụ nữ.
Dọn phân cũng là một thử thách đ̣i hỏi sức lực và kỹ năng. Không phải khu vực nào cũng có ṿi xịt áp lực cao. Đôi khi cô phải dọn bằng tay.
Câu chuyện về những người trẻ sở hữu bằng thạc sĩ nhưng lại làm công việc tay chân đang lan rộng như biểu tượng của một thế hệ đầy bất công xă hội. Dù tốt nghiệp ở tŕnh độ cao, không ít người trong số họ vẫn phải chấp nhận công việc giản đơn – như làm nhân viên kho, giao hàng, hoặc lao động thời vụ – bởi không thể t́m được việc làm đúng chuyên ngành. Báo cáo của Voice of America gọi hiện tượng này là sự h́nh thành của một “new working class” – tầng lớp lao động mới trong xă hội Trung Quốc, nơi nhiều cử nhân và thạc sĩ phải chấp nhận mức lương thấp, công việc thiếu ổn định hoặc thậm chí sống phụ thuộc vào lương hưu của cha mẹ.
Theo số liệu chính thức, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên nhóm tuổi từ 16–24 đă vượt ngưỡng 20% trong năm 2023, mức cao nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Thậm chí sau đó con số này được điều chỉnh lại nhưng vẫn ở mức cao nhiều tháng liền.
Mặc dù nhiều ngân hàng và doanh nghiệp thường đ̣i hỏi bằng cấp cao, song họ lại không tuyển dụng đủ số lao động tay chân. Một nghịch lư xă hội được WSJ chỉ rơ là Trung Quốc hiện thừa thạc sĩ và thiếu lao động thủ công bởi người trẻ không muốn vào các công việc nhà máy, trong khi các doanh nghiệp cần người thợ tay nghề để vận hành sản xuất. T́nh trạng này khiến nhiều cử nhân đại học, thạc sĩ phải giảm kỳ vọng nghề nghiệp để phù hợp với thực tế thị trường.
Văn hoá “nằm thẳng’ đang phản ánh bi kịch. Khi người trẻ không c̣n tin rằng nỗ lực học tập vất vả sẽ dẫn đến cơ hội nghề nghiệp tương xứng, họ chọn từ bỏ cạnh tranh và hướng tới cuộc sống tối giản hơn. Sự lựa chọn có vẻ như là một phản kháng không lời trước một thị trường lao động khắc nghiệt kéo dài.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đă tổ chức nhiều hội chợ việc làm, thúc đẩy chương tŕnh khởi nghiệp cho sinh viên mới ra trường, khuyến khích học nghề và học kỹ thuật thay v́ đổ vào đại học. Chủ tịch Tập Cận B́nh cũng nhiều lần nhắc đến mục tiêu tạo việc làm cho thanh niên là ưu tiên hàng đầu, song những nỗ lực này chưa thể sớm giải quyết sự chênh lệch giữa số lượng và nhu cầu công việc phù hợp.
VietBF@ Sưu tập
|
|