Thị trường chứng khoán ở châu Á biến động trái chiều, trong khi đồng USD quay đầu giảm trong sáng thứ Hai (7/7) trước sự lo ngại của các nhà đầu tư khi thời hạn 9/7 đang tới gần, song vẫn chưa có nhiều thông tin về các cuộc đàm phàn thương mại. Giá vàng cũng giảm dù đồng USD suy yếu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm Chủ Nhật (6/7) rằng, Mỹ sắp hoàn tất một số thỏa thuận thương mại trong những ngày tới, đồng thời sẽ thông báo cho các quốc gia khác về mức thuế quan cao hơn vào ngày 9/7 và mức thuế cao hơn này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8.
“Tổng thống Trump sẽ gửi thư cho một số đối tác thương mại của chúng tôi nói rằng nếu các bạn không thúc đẩy mọi thứ, th́ vào ngày 1/8, các bạn sẽ quay trở lại mức thuế quan ngày 2 tháng 4”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói với CNN.
Vào tháng 4, ông Trump đă công bố mức thuế quan cơ bản 10% đối với hầu hết các quốc gia và mức thuế đối ứng lên tới 50%. Nhưng sau đó ông đă tạm hoăn lại mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày để tiến hành đàm phán thương mại và thời hạn chót là thứ Tư tuần này. Nếu đến thời điểm này mà không có thỏa thuận thương mại nào được đưa ra giữa Mỹ và đối tác, th́ đối tác này sẽ phải chịu mức thuế quan đối ứng như đă công bố trước đó.
Trong khi cho đến nay Mỹ mới chỉ đạt được thỏa thuận thương mại với rất ít đối tác. Điều đó không khỏi khiến thị trường lo ngại.
“Sự leo thang căng thẳng thương mại mới này diễn ra vào thời điểm các đối tác thương mại lớn, bao gồm EU, Ấn Độ và Nhật Bản, được cho là đang ở giai đoạn quan trọng của các cuộc đàm phán song phương”, các nhà phân tích tại ANZ cho biết trong một lưu ư.
“Nếu thuế quan có đi có lại được thực hiện theo h́nh thức ban đầu hoặc thậm chí được mở rộng, chúng tôi tin rằng điều này sẽ làm gia tăng rủi ro giảm đối với tăng trưởng và rủi ro tăng đối với lạm phát của Mỹ”.
Trong khi trước diễn biến hiện tại, khong ít nhà phân tích nghi ngờ thời hạn 9/7 có thể bị đẩy lùi, mặc dù vẫn chưa rơ liệu thời hạn mới có áp dụng cho tất cả các đối tác thương mại hay chỉ một số đối tác.
Trên thị trường chứng khoán, do các nhà đầu tư đă phần nào quen với sự không chắc chắn xung quanh chính sách thương mại của Mỹ nên phản ứng ban đầu của thị trường là thận trọng. Điều đó thể hiện qua hợp đồng tương lai S&P 500 và hợp đồng tương lai Nasdaq đều giảm 0,3%.
Sự thận trọng của các nhà đầu tư cũng đẩy các thị trường chứng khoán ở châu Á - Thái B́nh Dương biến động trái chiều trong sáng thứ Hai.
Theo đó, tại Hàn Quốc chỉ số Kospi giảm nhẹ 0,08%; chỉ số vốn hóa nhỏ Kosdaq cũng giảm 0,05%.
C̣n tại Trung Quốc, chỉ số blue-chip CSI 300 tăng 0,36%, chỉ số Shanghai tăng 0,32%; tuy nhiên chỉ số Hang Sheng của Hồng Kông giảm 0,64%.
Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 cũng tăng 0,11%.
Tính chung chỉ số MSCI về cổ phiếu Châu Á - Thái B́nh Dương bên ngoài Nhật Bản giảm 0,1%.
C̣n tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 cũng giảm 0,5% và chỉ số Topix giảm 0,43%.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm gần 2 điểm cơ bản ở mức 4,326%.
C̣n trên thị trường tiền tệ, đồng USD quay đầu giảm trở lại trong sáng thứ Hai và hiện chỉ số USD Index – thước đô sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt – đă giảm về 96,99, cách không xa mức thấp nhất trong bốn năm là 96,913.
Trong khi đó, đồng tiền chung euro tăng nhẹ so với đồng USD lên mức 1,1780 USD/EUR, song đă giảm nhẹ so với mức cao nhất của tuần trước là 1,1830 USD/EUR. Trong khi đồng bảng Anh giảm nhẹ 0,015% xuống c̣n 1,3650 USD/GBP.
Đồng USD cũng giảm nhẹ so với hai đồng tiền an toàn là yên Nhật và franc Thụy Sĩ với mức giảm tương ứng là 0,08% và 0,03%, hiện đang được giao dịch ở mức 144,33 JPY/USD và 0,7936 CHF/USD.
Đồng USD đă bị suy yếu do các nhà đầu tư lo ngại về chính sách thuế quan thất thường của chính quyền ông Trump và tác động của chính sách này đối với tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Những lo ngại tương tự đă khiến Fed vẫn giữ nguyên lai suất kể từ đầu năm cho dù Chủ tịch Fed Jerome Powell liên tục bị ông Trump chỉ trích v́ chậm giảm lăi suất. Trong khi đây là một tuần tương đối yên tĩnh đối với các diễn giả của Fed khi chỉ có hai Chủ tịch Fed khu vực xuất hiện, trong khi dữ liệu kinh tế cũng rất ít.
Bên ngoài Mỹ, Ngân hàng Dự trữ Úc được kỳ vọng rộng răi sẽ cắt giảm lăi suất thêm 25 điểm cơ bản xuống c̣n 3,60% tại cuộc họp vào thứ Ba, lần nới lỏng thứ ba trong chu kỳ này và thị trường ngụ ư rằng điểm đến cuối cùng là lăi suất 2,85% hoặc 3,10%.
Trong khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng sẽ nhóm họp vào thứ Tư và có khả năng sẽ giữ nguyên lăi suất ở mức 3,25%, sau khi đă cắt giảm 225 điểm cơ bản trong năm qua.
Trên thị trường hàng hóa, giá vàng giảm 0,3% xuống c̣n 3.324 USD/oz, mặc dù đă tăng gần 2% vào tuần trước khi đồng USD suy yếu.
Giá dầu lại trượt dốc sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh của họ (OPEC+) đă nhất trí vào thứ Bảy sẽ tăng sản lượng thêm 548.000 thùng/ngày vào tháng 8, cao hơn dự kiến.
Nhóm này cũng cảnh báo rằng họ có thể tăng một lượng tương tự vào tháng 9, khiến các nhà phân tích có ấn tượng rằng họ đang cố gắng ép các nhà sản xuất có biên lợi nhuận thấp hơn và đặc biệt là những nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Theo đó, giá dầu Brent giảm 52 cent xuống c̣n 67,78 USD/thùng, trong khi giá dầu thô của Mỹ giảm 1,01 USD xuống c̣n 65,99 USD/thùng.
VietBF@ sưu tập
|
|