Chính phủ Mỹ vừa công bố kế hoạch đối phó với một loài kư sinh trùng nguy hiểm: gịi ăn thịt người. Những con gịi này, nếu lan rộng từ Trung Mỹ và Mexico vào Mỹ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi, vật nuôi và thậm chí cả con người.
Người đàn ông tử vong chỉ trong vài giờ sau khi bị cua kẹp tay: Bác sĩ cảnh báo loại vi khuẩn "ăn thịt người" nguy hiểm
Phát hiện người đàn ông tử vong trên xe khách v́ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
Kế hoạch thả ruồi để… diệt ruồi
Loài kư sinh trùng mang tên khoa học Cochliomyia hominivorax, thường được gọi là gịi ăn thịt người (New World screwworm – NWS), là ấu trùng của một loài ruồi đặc biệt nguy hiểm. Chúng có khả năng tấn công vào các vết thương hở, ăn sâu vào mô sống của vật chủ, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tiến sĩ Michael Bailey, Chủ tịch Hiệp hội Thú y Hoa Kỳ, chia sẻ với USA Today: “Chỉ trong ṿng hai tuần, một con ḅ nặng 450kg có thể chết v́ bị loại gịi này tấn công”.
Trong đợt bùng phát gần đây tại Trung Mỹ và Mexico, chính phủ Mỹ lo ngại loài gịi này sẽ tiến vào lănh thổ thông qua biên giới phía Nam, đặc biệt là khu vực Texas, nơi có ngành chăn nuôi lớn nhất nước Mỹ.

Gịi ăn thịt người New World screwworm – NWS. (Ảnh: CDC)
Trái ngược với h́nh dung thông thường, biện pháp đối phó của chính phủ Mỹ là… thả ruồi. Tuy nhiên, đây không phải ruồi thông thường mà là ruồi đực NWS đă được làm cho vô sinh bằng phóng xạ.
Theo công bố ngày 10/7 từ Cơ quan Thanh tra Y tế và Thực vật Hoa Kỳ (APHIS), một cơ sở mới trị giá 8,5 triệu USD (tương đương khoảng 215 tỷ đồng) vừa được xây dựng tại Moore Air Base (Texas). Đây sẽ là trung tâm phân phối ruồi đực vô sinh để thả dọc biên giới.
Chiến dịch thả ruồi này dựa trên nguyên lư: Ruồi đực vô sinh giao phối với ruồi cái trong tự nhiên, nhưng không thể thụ tinh. Qua đó, ṿng đời gịi NWS bị cắt đứt, và loài này sẽ dần biến mất.
Song song với đó, chính phủ Mỹ cũng đầu tư thêm 21 triệu USD (khoảng 530 tỷ đồng) vào một nhà máy sản xuất ruồi tại Metapa, Mexico. Dự kiến, cơ sở này sẽ cung cấp 60 đến 100 triệu con ruồi vô sinh mỗi tuần, bên cạnh lượng ruồi đang được sản xuất tại cơ sở liên doanh Panama – Mỹ (COPEG), vốn đă sản xuất khoảng 100 triệu ruồi mỗi tuần.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), phải mất khoảng 18 tháng để chuẩn bị đầy đủ cho đợt thả ruồi đầu tiên dọc biên giới Mexico – Texas.
Gịi NWS: Mối đe dọa với cả người và động vật
Song hành với chiến dịch thả ruồi, USDA và APHIS cũng sẽ tăng cường kiểm tra tại biên giới, giám sát vật nuôi và triển khai các biện pháp pḥng dịch quy mô lớn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, bà Brooke Rollins, khẳng định: “Chúng tôi không xem nhẹ mối đe dọa từ gịi NWS đối với ngành chăn nuôi, kinh tế và chuỗi cung ứng thực phẩm quốc gia. Mỹ đă từng chiến thắng loại kư sinh trùng này, và lần này cũng sẽ không ngoại lệ”.

H́nh ảnh ruồi đực NWS đă được làm cho vô sinh bằng phóng xạ. (Ảnh: Getty)
Cũng theo USDA, nếu không kịp kiểm soát, NWS có thể gây thiệt hại lên tới 100 tỷ USD (tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng) cho ngành chăn nuôi ḅ thịt và các lĩnh vực liên quan tại Mỹ.
Đây không phải lần đầu Mỹ đối mặt với gịi NWS. Trong quá khứ, chiến dịch tiêu diệt loài này bằng ruồi vô sinh từng giúp Mỹ xóa sổ hoàn toàn NWS khỏi lănh thổ vào cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, do các đợt bùng phát gần đây tại khu vực Trung Mỹ, nguy cơ tái xâm nhập đang trở nên rơ rệt.
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), NWS là loài có khả năng gây nguy hại nghiêm trọng không chỉ với vật nuôi, mà cả động vật hoang dă, thú cưng và con người.
Chúng thường xâm nhập qua các vết thương hở, sau đó đẻ trứng. Ấu trùng nở ra sẽ ăn mô sống, gây viêm loét nặng, hoại tử, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.
Trường hợp hi hữu nhưng có thật từng xảy ra tại Mỹ, khi một người dân bị nhiễm gịi NWS sau chuyến du lịch tại vùng Caribe, buộc phải nhập viện điều trị kéo dài.
Việc ngăn chặn sự lan rộng của loài này là ưu tiên cấp bách không chỉ về mặt nông nghiệp, mà c̣n về y tế và bảo tồn sinh học.
VietBF@ sưu tập