Trời Mưa Quá Em Ơi, Bài Ca Ướt Mất Rồi... - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trời Mưa Quá Em Ơi, Bài Ca Ướt Mất Rồi...

Ngày ấy, tôi thường hay theo nhạc sĩ Trần Tiến đi tŕnh diễn. Phải nói thật, xem anh Trần Tiến lúc nào cũng như có lửa rừng rực quanh ḿnh. Những bài hát của anh rực lửa (Một ngọn lửa hồng bừng trong ta/ Một ngọn lửa hồng sáng rừng già/ Một ngọn lửa hồng cháy măi cháy măi…), cùng giọng ca đầy lửa của anh. Và đặc biệt là những câu chuyện anh kể, thường trước mỗi bài hát, như một khúc dạo đầu đầy hấp dẫn, như một ngọn lửa ấm áp bắt đầu nhen lên…
Tôi nhớ hồi ấy anh hay hát Mặt trời bé thơ. Trước khi tiếng nhạc vang lên, anh thường kể cho khán giả nghe về những chú bé con v́ không có vé thường hay trèo lên những cành me cành sấu bên ngoài để xem “trộm” các anh biểu diễn. Nh́n cảnh ấy, anh rất xúc động, nhớ lại tuổi ấu thơ của ḿnh nơi phố cổ Hà Nội, cũng thường trộm nghe một người lính xa quê cứ đêm về lại hát cùng chiếc đàn guitar đă tróc sơn.
Chính tiếng hát của người lính ấy đă cho anh cả một chân trời: Đàn anh đă cho tôi, trời xanh như ước mơ tuổi thơ/ Đàn anh đă cho tôi ḍng sông mang cánh buồm khát vọng. Rồi anh lớn lên, đi lính vào mặt trận, rồi làm ca sĩ - nhạc sĩ, và như người lính kia, thường ôm đàn hát cho những mặt trời bé con… Câu chuyện anh kể hay lắm, xúc động lắm, khiến ai cũng lặng người lắng nghe. Nhiều khi chẳng cần nghe hát nữa, chỉ cần nghe anh kể đă bơ tiền mua vé vào cửa rồi.
Và khi tiếng hát bay lên - Ngoài kia có cô bé nh́n qua khe nghe tiếng đàn của tôi/ Ngoài kia có chú bé trèo cành me mắt xoe tṛn lắng nghe th́ “thôi rồi Lượm ơi”, cả ngàn khán giả như chết lịm đi trong tiếng hát Trần Tiến. Nói vui chứ lúc ấy anh có tiến đến cầm tay ai dắt đi đâu khéo họ cũng theo…
Thế rồi bẵng đi một thời gian không thấy anh đâu cả. Cô giáo Ngà vợ anh cho hay anh đang đi diễn ngoài Bắc. Mấy tháng sau anh về, đi diễn Vũng Tàu, anh lại rủ tôi theo. Cũng vẫn bài hát Mặt trời bé con, nhưng bỗng thêm một lời hát mới, nghe vừa hóm hỉnh vừa là lạ: Trời mưa quá em ơi/ Bài ca ướt mất rồi, c̣n đâu/ Trời mưa đến bao lâu, mà sao em vẫn chờ, vẫn đợi.../ Hạnh phúc quá đơn sơ/ Đời tôi đâu có ngờ/ Từng đêm em vẫn chờ, vẫn chờ đợi dưới mưa…
Đêm ấy, trong một khách sạn nh́n ra biển, tôi hỏi, anh mới đặt thêm lời mới cho bài hát hả anh? Anh gật đầu và kể tôi nghe, giọng kể đầy xúc động. Ấy là đợt vừa rồi ra Bắc, một đêm diễn ở Thái Nguyên, trong hội trường người xem đông nghịt, bên ngoài mưa gió bất chợt nổi lên tơi bời. Lúc anh đang hát Mặt trời bé con, chợt nh́n ra bên ngoài, có những đứa trẻ đang chen chúc nhau ngoài cửa sổ nh́n vào nghe anh hát. Ngặt nỗi mọi người có vé ngồi trong hội trường xem th́ không sao, nhưng các em bé đứng bên ngoài nên mưa hắt vào, rét run cầm cập. Mà mắt vẫn xoe tṛn lắng nghe như nuốt từng lời hát.
Anh cảm thấy choáng, và khi bài hát dứt, không kịp cúi chào khán giả, anh lao vội ra, mở tung cửa đưa các em vào bên trong, xem c̣n ghế trống nào tự tay xếp cho các em ngồi. Không biết v́ nghĩa cử này làm người xem xúc động, hay v́ bài hát quá hay, mà tiếng vỗ tay đ̣i hát lại ào ào.
Xếp cho các em ngồi yên rồi, đáp lại thịnh t́nh khán giả, anh vẫy tay cho ban nhạc lại nổi nhạc lên, và người xem sững sờ v́ đoạn nhạc và lời ca anh ứng khẩu tại chỗ để tặng các em: Trời mưa quá em ơi/ Bài ca ướt mất rồi, c̣n đâu/ Trời mưa đến bao lâu, mà sao em vẫn chờ, vẫn đợi/ Hạnh phúc quá đơn sơ/ Đời tôi đâu có ngờ/ Từng đêm em vẫn chờ, vẫn chờ đợi dưới mưa.
Tiếng vỗ tay lại ào lên dào dạt hơn trước. Gần như cả hội trường đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt. Chỉ ở hàng ghế đầu, có một cô bé áo trắng tóc c̣n ướt đẫm mưa ngồi im lặng, hai ḍng nước mắt chảy dài trên má. Có lẽ em quá xúc động về bài hát. Như bài hát ấy là tặng riêng em, an ủi em.
Nhạc sĩ vội chạy xuống, quỳ chân xuống cho sát mặt em, áp mặt em vào ngực của ḿnh: “Nín đi, nín đi, đừng khóc nữa cháu. Rồi lần sau chú sẽ về đây biểu diễn, nếu muốn đi xem th́ cháu đến cứ nói với bác gác cửa nhé, rằng cháu là cháu của chú Trần Tiến. Họ sẽ cho cháu vào chứ không phải đứng dưới mưa nữa đâu”.
Đêm ấy (cái đêm bên bờ biển), uống một li rượu rồi Trần Tiến kể tiếp: Đêm ấy diễn xong, có cậu Tự và mấy người bạn thân ngày xưa cùng ở Trường Sơn, nay là lính quân giới ở một nhà máy quân đội đóng tại Thái Nguyên nằng nặc rủ anh về nhà uống rượu và đàn hát với nhau như thuở nào Trường Sơn. Nể quá nên về. Đàn hát say sưa lắm. Đến khi phải chia tay, bất ngờ lúc lên xe, có một cô bé chạy tới, giúi vào tay anh một mẩu giấy nhỏ. Anh giật ḿnh khi thấy đấy chính là cô bé vừa gặp ngoài rạp, vừa ngồi nghe anh hát và trào tuôn những giọt nước mắt. Định nói một lời chia tay với cháu, nhưng cô bé đă chạy vù đi mất. Thú thật lên xe, anh say rượu quá nên ngủ thiếp đi…
Đến sáng hôm sau sực nhớ, mới vội mở tờ giấy ra xem: “Chú ơi, cháu yêu nghệ thuật lắm. Chú giúp cháu nhé”. Trời ơi, đă đi xa quá rồi, mà cháu cũng không ghi một ḍng địa chỉ để chú biết cháu ở đâu mà t́m, mà hồi âm cho cháu. Anh cảm thấy day dứt vô cùng. Chỉ c̣n biết đưa vào bài hát cái đoạn ứng khẩu hôm trước, như một bài ca tặng riêng cháu, như một lời xin lỗi với cháu…
Cả đêm ấy, chuyện của anh Trần Tiến làm tôi không ngủ được. Cứ thao thức trong miên man sóng vỗ… Tôi bỗng nhớ tới truyện ngắn "Lẵng quả thông" của Paustovski. Truyện viết về người nhạc sĩ già Grigơ đă viết một bản nhạc tặng cháu bé Đanhi Pêđecxen - con gái người gác rừng: “Cháu như mặt trời, như làn gió êm dịu, như buổi sáng tươi mát. Một bông hoa trắng ngần đă bừng nở trong ḷng cháu, làm cho toàn thân cháu thơm ngát mùa xuân. Ta hiểu đời lắm. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những ǵ đi nữa, th́ cháu hăy cứ tin rằng cuộc đời thật là ḱ diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đă hiến cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Hiến tất cả mà không đ̣i hỏi trả lại. V́ thế có thể, ta c̣n hạnh phúc hơn cả cháu nữa kia, Đanhi ạ”.
Nói thật, tôi nghe trong tiếng sóng biển, trong tiếng hát, tiếng nhạc của anh Trần Tiến như có cả những nốt nhạc tŕu mến trong bản nhạc tặng cô bé Đanhi của người nhạc sĩ già Grigơ. Và chính tôi, tự nhiên tôi cũng ao ước có một ngày sẽ t́m lại được cô bé Thái Nguyên kia, cô bé mà tôi cứ mơ mộng gọi là Đanhi - con gái người gác rừng…
Năm tháng trôi qua. Thế rồi có một dịp ra Hà Nội, tôi được một nữ họa sĩ trẻ mời đi xem một chương tŕnh âm nhạc “semi-classic” (bán cổ điển) của một nhóm nhạc nữ bao gồm bốn thạc sĩ âm nhạc, nghĩa là mỗi ca sĩ đều đă từng có mười năm đào tạo tại Nhạc viện Hà Nội. Thú thực chương tŕnh làm tôi ngây ngất, tiếng hát của họ làm tôi say đắm, nhất là khi nghe họ hát Đêm nằm mơ phố của Việt Anh hay Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Châu Đăng Khoa.
Trong tôi cứ ngân nga lời hát “Tuổi thanh xuân cũng như mây trời”. Cả bốn giọng hát thật tuyệt vời, nhưng không hiểu sao tôi cứ bị hút vào một tiếng hát với những câu solo nhẹ như mây bay, mỏng manh như sương khói, và gợi cảm ghê gớm. Cô họa sĩ trẻ như đoán được điều ấy, thầm th́ với tôi: “Bạn cháu đấy chú ạ. Chị ấy tên là P., bạn bè hay gọi chị ấy là P. Thái Nguyên. V́ nhà chị ấy ở Thái Nguyên”. Hả? Tôi giật ḿnh hỏi lại: “Ở Thái Nguyên à? Thế chị ấy có là con nghệ sĩ nào không mà hát hay thế?”. “Không, không chú ạ. Bố chị ấy là một người lính thợ, làm ở một nhà máy quân đội ở Thái Nguyên”. Tôi lặng người.
Phải chăng tôi đă thấy hoa vàng trên cỏ xanh? Phải chăng tôi đă gặp cô bé Đanhi của nhạc sĩ Trần Tiến? Ôi!… Trời mưa quá em ơi, bài ca ướt mất rồi c̣n đâu. Cháu đấy chăng, cô bé các chú đă bao năm tháng kiếm t́m?
P. vẫn thường về Thái Nguyên thăm mái nhà ấm áp của ḿnh vào mùa xuân. Ngày nào c̣n là nữ sinh trường nhạc với đôi bím tóc xinh xinh, c̣n đi về trên những chiếc xe khách nêm chật người, bây giờ cô đă tự lái xe riêng, đă thành một người mẹ có đứa con trai nhỏ thường theo mẹ đi bất cứ nơi đâu… Cô đưa nó qua những sườn đồi có vạt cỏ xanh, những lùm hoa dại đủ sắc màu, chứ không đơn giản chỉ có hoa vàng như bài ca cô thường hát.
Rồi khi tới đầu xóm, tíu tít các bá, các cô, các chú và cả lũ trẻ con chạy theo ríu rít “Chào nghệ sĩ”, “Chào cô giáo ạ”… Rồi cô bước vào nhà, khẽ khàng dặn con: “Chào ông chào bà đi con”. Rồi cô đưa những gói quà cho cha mẹ, nói rằng quà tết con biếu ông bà đây…
Đợt này cô về thấy bố không vui. Ông ngồi lặng lẽ ở một góc pḥng. Mẹ cô bảo đêm qua, bố mày đưa chú Tự đi cấp cứu, ơn giời, may quá bệnh viện tỉnh họ chữa kịp thời, nên chú đă qua khỏi. Bố mày mệt v́ cả đêm qua thức trắng trong viện với chú Tự đấy thôi… Cô thở phào khi nghe những lời ấy.
Chú Tự… đó là người lính từ Trường Sơn ra, chẳng hiểu sao không lấy vợ, và cuối tuần thường thức rất khuya để chơi đàn. Cây đàn guitar của chú đă cũ, màu véc ni trở nên đen kịt, nhưng âm thanh vẫn c̣n nồng ấm lắm. Chú hay hát những bài hát về Trường Sơn, là rung động tâm hồn non nớt của cô ngày ấy. Cũng không thể không nói rằng cô đă lớn lên bởi tiếng hát ấy.
Bố bảo ngày xưa chú là văn công Trường Sơn, yêu một cô diễn viên trong đoàn, nhưng rồi cô ấy hi sinh, và từ ấy chú không yêu ai nữa. Chỉ lặng lẽ hát những bài ca nhớ thương cô ấy, nhớ thương những bầy chim én quê ta bay đi và không bao giờ trở lại… Và cũng chính chú Tự ấy một đêm xa xôi đă đưa về nhà những người bạn nghệ sĩ như Trần Tiến.
Các chú ấy đă ngồi đàn hát với nhau suốt đêm. Bố không ngủ ngồi hút thuốc lá. Mẹ cũng không ngủ. Tuổi 15, lần đầu tiên cô thức trắng. Cô yêu tiếng hát của họ, yêu những bài ca ấy, yêu những chân trời mà những người nghệ sĩ và những bài ca mang lại cho cô. “Chú ơi, cháu yêu nghệ thuật lắm. Chú giúp cháu nhé!”.
Cô đă đánh bạo viết những ḍng chữ ấy vào một tờ giấy nhỏ, đứng chờ khi người nhạc sĩ ra xe để liều chạy đến giúi vào tay ông. Cô đă chờ. Một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, một năm, hai năm và nhiều năm sau nữa… cũng không thấy chú nhạc sĩ quay lại đón cô. Rồi có một đợt trường nhạc từ Hà Nội về tuyển sinh, cô nói mẹ mua cho cô một cái áo mới, vận vào cho thơm tho rồi đi tuyển.
Cô hát một bài về chim én của nhạc sĩ Trần Tiến. Lời hát hay là những xao xuyến rung ngân trong ḷng cô bé: Hát về em cô gái yêu ai yêu ai đợi chờ ai/ Ôi quê hương bao la tiếng đàn tôi ngân xa ngân xa/ Hát về em cô gái yêu ai yêu ai đợi chờ ai (Tạm biệt chim én). Một thời gian sau, cô có giấy báo về Hà Nội học, và bắt đầu với khoảng trời nghệ thuật...
Người nhạc sĩ năm xưa đă không trở lại đón cô. Nhưng cô vẫn yêu những bài hát ông sáng tác, yêu tiếng hát của ông. Sau này cô đă hiểu ra rằng: Những bài ca do ông sáng tác chính là bàn tay, là đôi cánh đă dắt d́u cô trên con đường nghệ thuật để có hôm nay… Cô luôn nhớ về ông, dù bao năm chưa một lần cô được gặp lại. Nghe nói ông ở măi trong Vũng Tàu, xa lắm...

VietBF@sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

goodidea
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 206767


Profile:
Join Date: Mar 2020
Posts: 47,370
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	5.jpg
Views:	0
Size:	20.4 KB
ID:	2465577
goodidea_is_offline
Thanks: 67
Thanked 2,904 Times in 2,470 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 22 Post(s)
Rep Power: 62 goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10
goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10
Old 2 Weeks Ago   #2
thachchikhang2
R2 Kiếm Khách
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 174
Thanks: 2
Thanked 6 Times in 6 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 5 Post(s)
Rep Power: 19
thachchikhang2 Reputation Uy Tín Level 1thachchikhang2 Reputation Uy Tín Level 1
Default

nham nhi
thachchikhang2_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11186 seconds with 14 queries