Mỹ nhân tuy tốt, nhưng một khi làm lỡ việc quốc gia th́ sẽ mang tiếng xấu là hồng nhan mang tai họa, Đế vương không suy nghĩ đến việc quốc gia, nước không c̣n là nước, dân chúng lầm than.
Sức ảnh hưởng của Khổng Tử vào thời Trung Quốc cổ đại th́ không cần phải bàn, thân là người sáng lập trường phái Nho gia, Khổng Tử dường như đặt định ra thể hệ tư tưởng truyền thống hơn 2000 năm của Trung Quốc. Từ Hán Vũ Đế "độc tôn nho thuật" cho đến nay, Khổng Tử qua các triều đại đều được tôn sùng, thậm chí được gọi là "Chí thánh tiên sư", "Vạn thế sư biểu", ông đă nói ra rất nhiều danh ngôn mà trong dân gian nhà nhà đều biết.
Ngôn hành của Khổng Tử chủ yếu được ghi chép lại trong kinh điển của Nho gia – "Luận Ngữ", trong cuốn sách này, ngoài việc có thể thấy tư tưởng Khổng Tử giáo dục đệ tử, c̣n hiểu được Khổng Tử lúc c̣n sống có một số tin đồn thú vị ít người biết. Khổng Tử cả đời đi chu du qua các nước, hy vọng khôi phục "lễ nhà Chu", nhưng ông cũng thường xuyên nếm mùi thất bại, có lần Khổng Tử đă bị một vị mỹ nhân làm khó xử. Vậy câu chuyện này là như thế nào?
Khổng Tử từng nói một câu: "Duy nữ tử dữ tiểu nhân nan dưỡng dă", nghĩa là "Duy có nữ giới và tiểu nhân là khó dạy bảo", những lời này đến nay vẫn c̣n gây tranh căi, nhưng Khổng Tử c̣n từng nói qua một câu danh ngôn, khiến cho một cô gái v́ vậy mà bị chửi rủa hơn 2.000 năm. Cô gái này tên là Nam Tử, là công chúa nước Tống, ngày tháng năm sinh không rơ, chỉ biết là rất xinh đẹp, trước khi xuất giá th́ Nam Tử đă có người thương, đối phương cũng là người nước Tống, tên là Tử Triêu.
Nam tuấn tú, nữ xinh đẹp, một cặp thanh mai trúc mă. Nhưng cuối cùng Vệ Linh Công, quốc vương nước Vệ, đă để ư Nam Tử, muốn cưới nàng làm vợ, v́ vậy nước Tống mới gả công chúa Nam Tử cho Vệ Linh Công. Nam Tử sau khi phải chia tay người thương th́ buồn bực không vui, Vệ Linh Công không đành ḷng nh́n mỹ nhân rơi lệ, v́ vậy mới ngầm cho phép nàng và Tử Triêu hẹn gặp. Nhưng con trai của ông, thái tử nước Vệ lại không chấp nhận được, vẫn luôn muốn t́m cơ hội để tiêu trừ nàng.
Năm 496 trước công nguyên, Nam Tử và Tử Triêu gặp gỡ tại đất Thao, thái tử nước Vệ sau khi biết được th́ phái Hí Dương Tốc đi trước để giết nàng, kết quả Hí Dương Tốc tức giận mà đi, áy náy mà về, bởi v́ Nam Tử quá xinh đẹp, Hí Dương Tốc quả thực không thể nhẫn tâm ra tay. Về sau chuyện này bị Vệ Linh Công biết được, v́ vậy thái tử phải trốn đến nước Tống, Vệ Linh Công bèn đuổi hết vây cánh của thái tử ra khỏi triều đ́nh.
Cùng năm đó, Khổng Tử 56 tuổi đến nước Vệ, muốn trợ giúp Vệ Linh Công quản lư quốc gia, thúc đẩy Đạo của Chu Công, nhưng Vệ Linh Công không trọng dụng Khổng Tử. Mà Nam Tử sau khi biết được Khổng Tử đến nước Vệ, vội vàng phái người đi mời ông đến để gặp mặt. Hai người gặp mặt chỉ cách một tấm màn che, lúc Nam Tử đi đường th́ ngọc bội trên người đụng nhau, tiếng kêu leng keng vang dội, đây cũng là một đoạn trong "Luận Ngữ", nói về việc Khổng Tử gặp Nam Tử.
Năm 494 trước công nguyên, Nam Tử và Vệ Linh Công đi ra ngoài du ngoạn và gọi Khổng Tử lên xe, theo như phép tắc th́ Khổng Tử là khách quư, nên cùng Vệ Linh Công ngồi chung một xe, nhưng Nam Tử và Vệ Linh Công đă ngồi trên một xe rồi, nàng cho rằng lại thêm Khổng Tử nữa th́ không ổn. V́ vậy Vệ Linh Công liền để cho Khổng tử ngồi ở xe phía sau. Đoàn xe cứ vậy mà đi khắp phố.
Khổng Tử thấy Vệ Linh Công là người trọng sắc, liền buột miệng nói ra: "Dĩ hĩ hồ! Ngô vị kiến hảo đức như hảo sắc giả dă!" Ư tứ là "Mà thôi, ta từ trước tới nay cũng chưa từng thấy người yêu mến đức hạnh lại cũng háo sắc bao giờ", đoán chừng nước Vệ sẽ không là nơi mà ông có thể phát triển, không lâu sau đó liền rời đi. Mà câu này đă được chép lại trong "Luận ngữ . Vệ Linh Công", cũng bởi v́ câu này, mà Nam Tử bị giới Nho học sau này mắng hơn 2.000 năm, đều cho rằng nàng đă dụ dỗ mê hoặc Vệ Linh Công, nên mới khiến Khổng Tử không vừa ư mà quay về.
Trong lịch sử, những ví dụ về việc quân vương v́ mỹ sắc mà làm lỡ việc nước cũng không ít, ví như Chu U Vương muốn làm Bao Tự cười mà "phong hỏa hí chư hầu"; vua Kiệt nhà Hạ xây "suối rượu rừng thịt"; Trụ Vương nhà Thương dung túng cho Đát Kỷ "mổ bụng moi tim"; Đường Huyền Tông trọng sắc khiến nhà Đường suy yếu, "sáu quân không tiến biết làm sao".
Mỹ nhân tuy tốt, nhưng một khi làm lỡ việc quốc gia th́ sẽ mang tiếng xấu là hồng nhan mang tai họa, Đế vương không suy nghĩ đến việc quốc gia, nước không c̣n là nước, dân chúng lầm than. Câu này của Khổng Tử chính là khiển trách Vệ Linh Công đắm ch́m mỹ sắc mà bỏ bê tu dưỡng, cũng thầm chán ghét Nam Tử lấy sắc mê hoặc người khác, là người không biết liêm sỉ. Chẳng trách được Nam Tử bị cho là điển h́nh về việc sa vào mỹ sắc làm lỡ việc nước, và vẫn bị chửi cho tới ngày nay.
VietBF@ sưu tập
|
|