Chiếc máy bay trực thăng gặp nạn thuộc một đơn vị chuyên chở các quan chức cấp cao bằng trực thăng quanh Washington, đặt ra câu hỏi về cách triển khai an toàn hoạt động này.
Góc quay mới về thảm kịch rơi máy bay ở Mỹ CNN ngày 31/1 công bố hai video cho thấy các góc quay mới về vụ va chạm giữa máy bay chở khách và trực thăng quân sự tại thủ đô Washington, Mỹ hai ngày trước đó.
Đóng quân tại căn cứ Belvoir, bang Virginia, Tiểu đoàn Không quân Lục quân 12 không chỉ có nhiệm vụ làm “taxi bay” cho các tướng lĩnh và quan chức cấp cao. Nếu một vụ tấn công xảy ra tại Washington, tiểu đoàn sẽ đưa các nhà lănh đạo cấp cao của Mỹ tới nơi an toàn, theo Wall Street Journal.
Tuy vậy, khi một trực thăng của tiểu đoàn va chạm với một máy bay thương mại khiến 67 người thiệt mạng hôm 29/1, nhiều người đă nêu lên mối nguy hiểm khi phạm vi huấn luyện của tiểu đoàn là khu vực có mật độ máy bay rất cao. Bên cạnh đó, hoạt động “taxi bay” của tiểu đoàn cũng bị đặt dấu hỏi.
Nhiệm vụ đặc biệt
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) hôm 31/1 đ́nh chỉ vô thời hạn hầu hết trực thăng hoạt động gần sân bay Reagan. Lục quân Mỹ cũng ra lệnh cho Tiểu đoàn 12 tạm dừng các chuyến bay của đơn vị.
Một số nghị sĩ đại diện khu vực quanh sân bay đă yêu cầu Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth tạm dừng hoạt động bay vô thời hạn, cũng như tiến hành đánh giá an toàn tổng thể.
Tiểu đoàn 12 đă thực hiện nhiệm vụ hộ tống các quan chức cấp cao trong hàng chục năm, bao gồm cả ở các chiến trường nước ngoài. Giờ đây, tiểu đoàn chủ yếu hoạt động trong nội địa, bao gồm tham gia kế hoạch giúp chính phủ Mỹ tiếp tục hoạt động sau các sự cố lớn như 11/9.
Tiểu đoàn cũng thường xuyên chở các quan chức quân sự cấp cao - và cả quan chức của các bộ ngành khác - bằng trực thăng. Đây được coi là “dịch vụ taxi” dành cho các VIP tại Washington. Địa bàn hoạt động chủ yếu là thủ đô nước Mỹ và một số vùng kế cận tại Pennsylvania, Virginia và Maryland.
Đôi lúc, các vị tướng cũng được trực thăng chở từ căn cứ Belvoir - nơi hàng loạt đơn vị quân đội Mỹ đóng quân - tới Lầu Năm Góc, giúp họ tiết kiệm khoảng 45 phút di chuyển bằng ôtô. Việc sử dụng trực thăng để di chuyển tại Washington thường xuyên xảy ra đến mức tiếng cánh quạt trở thành một phần không thể thiếu tại Lầu Năm Góc.
Ngoài tiểu đoàn 12, phi đội trực thăng 1 của Không quân Mỹ cũng có nhiệm vụ chở các quan chức cấp cao tại Washington bằng đường hàng không.
Một trực thăng của tiểu đoàn 12 làm nhiệm vụ tại Washington, tháng 3/2024. Ảnh: Lục quân Mỹ.
“Tôi đă từng nghe các phi công nói rằng họ giống như taxi của các vị tướng”, ông Andrew Logan, đồng sáng lập trang web theo dơi hoạt động trực thăng Helicopters of DC, nói với Wall Street Journal.
Các quan chức quân sự nhận định vai tṛ “taxi” này là điều cần thiết, giúp các vị tướng sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Tuy vậy, vụ tai nạn làm dấy lên câu hỏi về cách thức triển khai hoạt động này trên vùng trời đông đúc quanh Washington, đặc biệt gần sân bay Reagan.
Dù chưa tai nạn nào giữa trực thăng và máy bay thương mại xảy ra quanh sân bay Reagan trong nhiều thập kỷ qua - trước vụ việc hôm 29/1 - một số t́nh huống nguy hiểm cũng đă diễn ra.
“Hăy tách biệt các đường bay ít nhất một dặm theo chiều ngang”, một cựu phi công trực thăng Lục quân hiện là phi công dân sự nhận định. “Các trực thăng quân sự không nên cắt qua hành lang hạ cánh. Nếu cắt, ít nhất khoảng cách tới sân bay cần là một dặm (1,6 km)”.
Phi công này cho biết ông không ưa thích sân bay Reagan do đường băng ngắn, nhiều không phận cấm và lưu lượng giao thông cao. Ông cho biết gặp trực thăng quân sự trong khoảng 75% số lần tới sân bay.
Vấn đề phức tạp
Tuy vậy, t́m đường bay mới không phải điều dễ dàng. Xung quanh Washington có quá nhiều vùng trời bị cấm. Bên cạnh đó, nhiều cựu phi công cho rằng các bài bay huấn luyện phi công trực thăng là cần thiết để đảm bảo an toàn.
“Nếu giảm số giờ bay, mức độ thành thạo sẽ giảm. Khi mức độ thành thạo giảm, nhiều tai nạn sẽ xảy ra hơn, dẫn tới thương vong cao hơn”, ông Brad Bowman, cựu đại đội trưởng đại đội Charlie thuộc tiểu đoàn 12, nói.
Lầu Năm Góc và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đă mở cuộc điều tra về vụ việc. Các điều tra viên đang xem xét những ǵ kiểm soát viên không lưu đă nói với phi công trực thăng, nguyên nhân thay đổi đường băng hạ cánh của máy bay thương mại, cũng như liệu trực thăng có bay quá cao hay không.
Đồ họa thể hiện đường bay của hai máy bay trước thảm họa. Nguồn: Dữ liệu chuyến bay của Flightradar24 và ADS-B Exchange/H́nh ảnh trên không của Airbus.
Các quan chức quốc pḥng Mỹ cho biết chiếc trực thăng đă bay cao hơn ít nhất 30 m và có thể đă chệch khỏi tuyến đường được cấp phép.
Khi tai nạn xảy ra, nhiệm vụ điều phối trực thăng và máy bay cánh bằng cũng được gộp cho một nhân viên. Một báo cáo nội bộ của FAA đánh giá điều này là “không b́nh thường, xét đến thời điểm trong ngày và lưu lượng giao thông”.
Hôm 31/1, Lục quân Mỹ đă công bố danh tính hai trong ba binh sĩ trên máy bay: Quân nhân chuyên nghiệp bậc 2 Andrew Loyd Eaves, 39 tuổi và thượng sĩ Ryan Austin O’Hara, 28 tuổi. Danh tính thành viên phi hành đoàn thứ ba không được công bố theo nguyện vọng của gia đ́nh.
Phi hành đoàn trực thăng có ít nhất 1.500 giờ bay tổng cộng, Lục quân Mỹ cho biết. Hàng trăm giờ bay trong đó diễn ra trên bầu trời Washington và vùng phụ cận.
Ông Eaves, phi công hướng dẫn, đă được tặng nhiều huân huy chương. Ông từng phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 2007 tới năm 2017 trước khi chuyển sang lục quân.
Trong khi đó, ông O’Hara cũng đă phục vụ trong quân đội 10 năm. Ông từng phục vụ tại Afghanistan giai đoạn tháng 3-8/2017. Thi thể của ông O’Hara đă được phát hiện, trong khi thi thể của ông Eaves vẫn chưa được t́m thấy.
VietBF@ sưu rập