Dịch vụ Bưu chính Mỹ hôm 4/2 ra thông báo tạm ngừng chấp nhận các bưu kiện từ TQ đại lục và Hong Kong, chỉ vài giờ sau khi lệnh áp đặt mức thuế mới của ông Trump có hiệu lực.
![](https://photo.znews.vn/w960/Uploaded/afsiy/2025_02_05/FD2U3ZSDNJIGHJKJWYOKLRYSDY.jpg)
(Minh họa)
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/2 ra lệnh tất cả hàng hóa từ TQ phải tuân theo các quy tắc đối với các lô hàng có giá trị cao hơn, bắt đầu từ ngày 4/2. Trước khi có sự thay đổi này, các bưu kiện có giá trị dưới 800 USD/kiện không bắt buộc phải cung cấp thông tin chi tiết về nội dung và không phải chịu mức thuế.
Mỹ nhập khẩu gần 4 triệu bưu kiện có giá trị thấp như vậy mỗi ngày. Các bưu kiện này rất ít hoặc không bị qua kiểm tra Hải quan và không phải chịu thuế. Phần lớn những bưu kiện như vậy đến từ TQ.
Chính quyền Trump và nhiều người khác thường chỉ trích cho rằng, việc cho phép các gói hàng này vào Mỹ đă tạo ra một đường dẫn cho loại ma túy "đá" fentanyl và các nguồn cung độc hại khác chui vào nước này quá dễ dàng.
Tuy nhiên, quy định miễn thuế đối với các bưu kiện có giá trị thấp hơn, được gọi là quy chế
"de minimis", cũng đă được nhiều công ty thương mại điện tử sử dụng để đưa các mặt hàng tiêu dùng thông thường từ TQ vào Mỹ mà không phải trả thuế.
FedEx và
UPS cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong các quy tắc Hải quan. Hai công ty này cho vận chuyển phần lớn các bưu kiện từ TQ đến Mỹ, với những chuyến bay đi lại thường xuyên.
Quy chế
"de minimis" đă được đưa vào sắc lệnh gần đây của ông Trump, trong đó cho áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với tất cả mặt hàng nhập khẩu đến từ TQ.
Các bưu kiện có giá trị thấp hơn từ TQ, trước đây được miễn thuế, giờ đây không chỉ phải đối mặt với mức thuế 10% mà c̣n phải đối mặt với nhiều mức thuế phức tạp đối với mọi loại hàng hóa mà các lô hàng này trước đây không phải chịu, theo
New York Times cho hay.
Trong khi đó, những người ủng hộ quy chế
"de minimis" từ lâu đă cho rằng, việc loại bỏ điều khoản này sẽ làm tăng gánh nặng cho các viên chức Hải quan Mỹ trong việc kiểm tra hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ.