Sau gần một thập kỷ chờ đợi, hàng ngh́n người dùng iPhone 7 và iPhone 7 Plus cuối cùng đă bắt đầu nhận khoản bồi thường từ Apple liên quan đến lỗi phần cứng gây tranh căi mang tên "Loop Disease". Đây được xem là dấu chấm hết cho vụ kiện tập thể kéo dài với tổng giá trị dàn xếp lên tới 35 triệu USD, đồng thời phản ánh những hệ lụy từ khiếm khuyết kỹ thuật dai dẳng trên ḍng sản phẩm từng làm mưa làm gió của "Táo Khuyết".
Trước đó, một nhóm người dùng iPhone 7 và iPhone 7 Plus đă khởi kiện Apple với cáo buộc công ty cố t́nh che giấu lỗi thiết kế liên quan đến chip xử lư âm thanh (audio IC). Theo đơn kiện, lỗi này – thường xuất hiện sau 2–3 năm sử dụng – gây ra hàng loạt vấn đề như:
- Biểu tượng micro và loa bị mờ, không thể thực hiện cuộc gọi.
- Siri ngừng phản hồi lệnh thoại.
- Mất âm thanh trong các ứng dụng ghi âm, gọi video.
Nguyên nhân được xác định là do mối hàn giữa chip audio IC và bo mạch chủ bị bong tróc theo thời gian, dẫn đến đứt kết nối. Điều đáng nói, Apple từng áp dụng biện pháp sửa chữa tạm thời thay v́ thu hồi sản phẩm, khiến nhiều khách hàng phải tự chi trả hàng trăm USD cho việc thay thế linh kiện.
Sau hai năm đàm phán, tháng 6/2024, Apple đồng ư dàn xếp 35 triệu USD mà không thừa nhận trách nhiệm pháp lư. Đến đầu năm 2025, những khoản tiền đầu tiên đă chính thức được chuyển đến tay người dùng.
Theo thông báo từ trang web chính thức của vụ dàn xếp (smartphoneaudiosett lement.com), mức bồi thường dao động từ 50 USD đến 349 USD, tùy vào mức độ thiệt hại:
Nhóm 1: Người đă tự thanh toán việc sửa chữa hoặc thay thế iPhone 7/7 Plus do lỗi audio IC. Họ có thể nhận tối đa 349 USD (khoảng 8,5 triệu đồng) nếu cung cấp hóa đơn hợp lệ.
Nhóm 2: Người báo cáo sự cố với Apple nhưng không sửa chữa, hoặc iPhone bị lỗi sau khi hết hạn bảo hành. Mức đền bù tối đa là 125 USD (khoảng 3,1 triệu đồng).
Tuy nhiên, việc xác nhận yêu cầu bồi thường gặp không ít rào cản. Để đủ điều kiện, người dùng phải đăng kư tham gia vụ kiện trước tháng 8/2024 – thời hạn đă đóng từ năm ngoái. Nhiều chủ sở hữu iPhone 7 tỏ ra bất b́nh khi không kịp nộp đơn do thiếu thông tin, trong khi số khác phản ánh mức đền bù chưa tương xứng với chi phí bỏ ra (trung b́nh 150–300 USD cho mỗi lần sửa chữa).
Dù chi hàng chục triệu USD, Apple vẫn giữ nguyên lập trường: phủ nhận mọi cáo buộc gian lận hoặc vi phạm pháp luật. Trên trang hỗ trợ, hăng khẳng định việc dàn xếp chỉ nhằm "tránh tốn kém thời gian và chi phí kiện tụng", đồng thời cam kết cải thiện chất lượng sản phẩm.
Giới phân tích nhận định, đây là chiến thuật pháp lư quen thuộc của Apple nhằm bảo vệ h́nh ảnh thương hiệu. Trước đó, năm 2022, hăng cũng chi 50 triệu USD để dàn xếp vụ kiện bàn phím "cánh bướm" (butterfly keyboard) trên MacBook – một thiết kế gây tranh căi v́ độ bền kém và chi phí sửa chữa cao.
Apple ước tính khoảng 2 triệu người đủ điều kiện nhận bồi thường, nhưng số lượng đơn đăng kư thực tế có thể thấp hơn.
Dù vụ việc khép lại, "Loop Disease" vẫn là hồi chuông cảnh tỉnh về việc cân bằng giữa đổi mới công nghệ và độ bền sản phẩm – bài toán chưa bao giờ hết "nóng" với các ông lớn công nghệ.
Vietbf@Sưu tập
|