Theo Viện Công nghệ Israel, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Israel đă chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa cách bộ năo con người và trí tuệ nhân tạo (AI) xử lư văn bản dài.Phát hiện này không chỉ làm sáng tỏ cơ chế nhận thức của con người mà c̣n mở ra hướng đi mới cho sự phát triển AI trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy trong khi các mô h́nh AI hiện nay phân tích toàn bộ các từ có trong văn bản cùng một lúc, th́ năo bộ con người lại hoạt động theo cách thông minh hơn. Khi đọc, con người không tiếp nhận thông tin một cách rời rạc, mà liên tục tạo ra các “bản tóm tắt động” để dự đoán và diễn giải nội dung sắp tới.
Những “bản tóm tắt” này đóng vai tṛ như “kho kiến thức”, giúp bộ năo quản lư khối lượng văn bản lớn một cách hiệu quả hơn. Điều này cũng lư giải v́ sao con người có thể nhanh chóng hiểu ngữ cảnh và nắm bắt thông tin quan trọng mà không cần đọc từng từ một cách máy móc.
Bằng cách so sánh h́nh ảnh quét năo của những người tham gia khi nghe kể chuyện với dự đoán của AI, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các mô h́nh AI hiện tại gặp khó khăn trong việc xử lư văn bản dài. AI có xu hướng bị quá tải thông tin và không thể tự động tổng hợp nội dung như bộ năo con người.Để khắc phục điểm yếu này, nhóm nghiên cứu đă phát triển một hệ thống AI mới mô phỏng quá tŕnh tóm tắt của năo bộ. Kết quả cho thấy hệ thống này cải thiện đáng kể khả năng dự đoán hoạt động năo khi xử lư ngôn ngữ, mở ra triển vọng cho các ứng dụng như dịch thuật tự động và tạo văn bản thông minh hơn.
Viện Công nghệ Israel nhấn mạnh những phát hiện trên không chỉ giúp chúng ta hiểu rơ hơn về cách con người tiếp nhận và xử lư thông tin mà c̣n đặt nền móng cho sự phát triển AI theo hướng lấy cảm hứng từ năo bộ con người cho các nhiệm vụ như dịch ngôn ngữ và tạo văn bản.
|