Thông điệp của Trung Quốc
Triển lăm Ô tô Thượng Hải năm nay đă phát đi một thông điệp rơ ràng: Trung Quốc không chỉ là trung tâm sản xuất ô tô của thế giới, mà c̣n là quốc gia tiên phong về đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp xe hơi – và họ muốn cả thế giới nhận ra điều đó.
Diễn ra trong hai tuần tại trung tâm tài chính Thượng Hải, sự kiện này là một trong những triển lăm ô tô lớn và nhộn nhịp nhất thế giới. Với diện tích trưng bày tương đương hơn 60 sân bóng đá, triển lăm thu hút hàng loạt hăng xe trong và ngoài Trung Quốc, tất cả đều tận dụng cơ hội này để tŕnh làng những mẫu xe mới với các màn ra mắt mắt ấn tượng.
Âm nhạc sôi động vang lên giữa không gian triển lăm hiện đại, nơi các thương hiệu lớn đồng loạt quảng bá từ pin điện có khả năng di chuyển hàng trăm km chỉ sau 5 phút sạc, đến xe bay và những mẫu ô tô tích hợp hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến.
Các đội ngũ nhân viên phát trực tiếp liên tục truyền tải thông tin kỹ thuật cho hàng triệu khán giả trên khắp Trung Quốc, trong khi người tham quan chen chân quanh các gian hàng để tận mắt chứng kiến công nghệ mới nhất.
Khác với h́nh ảnh quen thuộc của những thập kỷ trước – khi các hăng xe phương Tây như General Motors, Volkswagen hay BMW chiếm lĩnh tâm điểm – năm nay, chính các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc mới tạo ra sự thu hút lớn nhất. Những cái tên như BYD, NIO, Xpeng hay Li Auto không chỉ tŕnh diễn công nghệ đột phá, mà c̣n cho thấy tham vọng định h́nh tương lai ngành ô tô toàn cầu.
Một trong những khoảnh khắc thu hút nhiều sự chú ư nhất tại Triển lăm Ô tô Thượng Hải năm nay chính là màn ra mắt chiếc xe thể thao điện mới của BYD – tập đoàn xe điện hàng đầu Trung Quốc. Chiếc Denza Z được hé lộ dưới ánh đèn sân khấu, trong tiếng reo ḥ vang dội của đám đông.
“Đây là minh chứng cho một ngôn ngữ thiết kế đầy cảm xúc và hiệu suất vượt trội,” Wolfgang Egger – cựu giám đốc thiết kế của Audi và Lamborghini, hiện dẫn dắt bộ phận thiết kế của BYD – tuyên bố trước công chúng, ngay khi ông kéo tấm vải phủ để lộ chiếc xe màu xanh lam ánh kim rực rỡ.
Trong đám đông, có người c̣n hét lớn: “Chúng tôi yêu bạn!”, cho thấy mức độ phấn khích mà mẫu xe này tạo ra.

Mẫu xe Denza Z thu hút sự chú ư tại triễn lăm xe ở Trung Quốc. Ảnh: carmagazine.co.uk
Ở khu vực khác, đám đông kiên nhẫn xếp hàng để tận mắt chứng kiến bước chuyển ḿnh táo bạo của gă khổng lồ công nghệ Trung Quốc – Xiaomi – khi chính thức tham gia cuộc đua ô tô điện. Cùng lúc, mẫu sedan cao cấp ET9 của Nio – đối thủ trực tiếp của BMW 7-series và Porsche Panamera – thu hút nhiều ánh nh́n khi đung đưa theo điệu nhạc, tŕnh diễn hệ thống treo chủ động và cửa tự động một cách mượt mà, như một màn biểu diễn công nghệ sống động.
Từng bị chế giễu v́ những mẫu xe nhái kém tinh tế, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc giờ đây đă vươn lên vị trí dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu về xe điện – một bước tiến mang tính bước ngoặt cho tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới.
Năm ngoái, BYD Trung Quốc đă vượt qua Tesla của Mỹ để trở thành hăng xe điện bán chạy nhất thế giới, nhờ vào dăy sản phẩm đa dạng từ xe hybrid đến xe thuần điện. Không dừng lại ở đó, BYD cũng chính thức qua mặt Volkswagen – tượng đài ô tô của châu Âu – để trở thành hăng bán nhiều xe du lịch nhất tại thị trường nội địa Trung Quốc. Đáng chú ư, Tesla – dù sở hữu nhà máy quy mô lớn tại Thượng Hải – đă không tham gia Triển lăm Ô tô Thượng Hải năm nay.
Động lực tăng trưởng này đến từ chính thị trường trong nước. Người tiêu dùng Trung Quốc, vốn từng ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài, nay đă thay đổi hoàn toàn cách nh́n. Năm 2023 đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên, người Trung Quốc mua nhiều xe của các hăng nội địa hơn so với các thương hiệu nước ngoài. Theo công ty phân tích năng lượng Rho Motion, tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc đă kiểm soát hơn 60% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực xe điện – một thị trường đang bùng nổ.
Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với các mức thuế cao và loạt biện pháp siết chặt thương mại đă khiến chiến lược xuất khẩu của nhiều nhà sản xuất ô tô quốc tế bị đảo lộn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc lại tương đối ít bị ảnh hưởng. Họ nhanh chóng chuyển hướng sang các thị trường đang phát triển khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ Latin – những nơi vẫn “khát” công nghệ xe điện giá phải chăng – để duy tŕ đà tăng trưởng.
Công nghệ Trung Quốc thay đổi quá nhanh
Tuy giành được lợi thế trên thị trường quốc tế, nhưng ngay tại “sân nhà” Trung Quốc, các nhà sản xuất xe điện vẫn đang phải vật lộn trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt chưa từng có. Thị trường nội địa đang chứng kiến một cuộc chiến giá cả và công nghệ kéo dài nhiều năm, khi các hăng xe Trung Quốc không ngừng ganh đua để giành từng phần trăm thị phần – cả ở trong nước lẫn trên trường quốc tế.
Cuộc đua không chỉ là về doanh số, mà c̣n là màn so tài công nghệ không khoan nhượng. Tháng 3 vừa qua, BYD khiến cả ngành chú ư khi công bố loại pin mới cho phép xe chạy khoảng 400km chỉ sau 5 phút sạc – một bước đột phá vượt xa thời gian sạc hiện tại của Tesla và được ca ngợi là kỳ tích công nghệ.
Nhưng “ngôi vương” công nghệ của BYD chỉ giữ được trong thời gian ngắn. Ngay trước thềm Triển lăm Ô tô Thượng Hải, CATL – nhà sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc và là đối tác cung ứng chủ chốt cho nhiều hăng xe – đă bất ngờ tung ra thông báo: Họ có thể cung cấp loại pin mới với khả năng sạc nhanh tương đương, nhưng phạm vi hoạt động lên tới khoảng 520km.
Trong cuộc đua công nghệ lái xe thông minh, các ông lớn công nghệ Trung Quốc như Huawei và Momenta đang tăng tốc mạnh mẽ, tŕnh diễn những hệ thống tự lái tiên tiến nhất. Động thái này diễn ra trong bối cảnh BYD vừa tuyên bố triển khai hệ thống hỗ trợ lái “God’s Eye” trên hầu hết các mẫu xe của ḿnh, kể cả những phiên bản giá rẻ chỉ khoảng 10.000 USD, mà không tính thêm chi phí.
"Công nghệ ở Trung Quốc rất mạnh, nhưng giá cả không hề xa xỉ", Wang Qiguang, một sinh viên mới tốt nghiệp tại Thượng Hải, chia sẻ khi dừng lại tại gian hàng BYD. "Nó tạo ra cảm giác b́nh đẳng – ai cũng có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến. Đó là điểm hấp dẫn nhất".
Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, lái xe không chỉ là về chức năng, mà c̣n là về sự thú vị. Các nhà sản xuất ô tô đang cạnh tranh để giành được khách hàng bằng cách cung cấp hệ thống giải trí được trang bị nhiều màn h́nh kết hợp liền mạch với điện thoại, ghế massage rung ngả ra như La-Z-Boys và điều khiển bằng giọng nói cho mọi thứ - với mức giá hời.
Tại các gian hàng triển lăm, những chiếc xe được trang bị dàn màn h́nh cảm ứng cỡ lớn, kết nối liền mạch với điện thoại thông minh, ghế sau kiểu La-Z-Boy với chức năng massage, sưởi và ngả lưng, cùng hệ thống điều khiển bằng giọng nói cho mọi thao tác – từ mở cửa sổ trời đến điều chỉnh nhiệt độ – khiến khách tham quan không khỏi choáng ngợp.
"Chúng tôi ngồi ở ghế sau, có ghế sưởi, điều khiển giọng nói, cửa sổ trời kéo dài đến tận phía sau, và khoảng để chân cực kỳ rộng răi", một doanh nhân người Mỹ tham dự triển lăm chia sẻ, "Chúng tôi nh́n nhau và hỏi: ‘Giá xe này bao nhiêu USD?’ – và phát hiện ra là khoảng 28.000 USD. Nhưng bạn có thể mua mẫu cơ bản chỉ có giá khoảng 20.000 USD – thật là sốc".
Với mức giá như vậy, các hăng xe Trung Quốc đang thách thức những tiêu chuẩn lâu nay của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu – nơi tính năng cao cấp không c̣n là đặc quyền của những chiếc xe xa xỉ.
Doanh nhân người Mỹ cùng các đồng nghiệp của ḿnh – những người đang kinh doanh trong ngành phụ tùng ô tô – đă nhận lệnh của cấp trên và có mặt tại triển lăm v́ họ cần tận mắt chứng kiến "điều ǵ đang diễn ra ở thị trường Trung Quốc".
Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc – đặc biệt là lĩnh vực xe điện – đă khiến nhiều chuyên gia kỳ cựu trong ngành không khỏi kinh ngạc. Ngay cả các hăng xe nước ngoài có mặt lâu đời tại Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng họ đang bị vượt mặt, trong bối cảnh quốc gia này từng khép kín biên giới suốt nhiều năm do đại dịch Covid-19.
"Chúng tôi quay trở lại Trung Quốc sau khi biên giới mở cửa… và ngay lập tức nhận ra: Wow, Trung Quốc đă thay đổi rất nhiều", ông Stephen Ma, doanh nhân Mỹ hiện là Quản lư kinh doanh thị trường Trung Quốc của hăng xe hơi Nhật Bản Nissan, phát biểu tại Triển lăm Ô tô Thượng Hải. "Tôi từng làm việc ở đây trong nhiều năm và biết tốc độ phát triển tại Trung Quốc luôn nhanh hơn những nơi khác, nhưng lần này thực sự vượt xa mong đợi của chúng tôi".
Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng nổ về công nghệ và thiết kế là một thực tế khắc nghiệt: Thị trường xe điện Trung Quốc đang trở nên quá tải và siêu cạnh tranh. Hàng chục hăng xe nội địa chen chân trong một cuộc đua không khoan nhượng về giá thành, công nghệ và thương hiệu. Dù đổi mới nhanh chóng, nhiều công ty vẫn chưa thể có lăi, trong khi họ phải đối đầu với “người khổng lồ” BYD – hăng hiện nắm khoảng 30% thị phần xe điện và hybrid tại thị trường nội địa.
“Chính t́nh trạng dư thừa công suất và lo ngại về chính sách công nghiệp của Bắc Kinh đă khiến các quốc gia phương Tây phản ứng mạnh. Năm ngoái, Mỹ và Canada đă áp mức thuế lên tới 100% đối với xe điện Trung Quốc. Trong khi đó, Liên minh châu Âu đang tiến hành điều tra về các khoản trợ cấp bị cho là không công bằng, kèm theo cảnh báo áp thuế lên tới 45%. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc về các khoản trợ cấp và tuyên bố sẵn sàng đàm phán với EU.
Dẫu vậy, các rào cản thương mại dường như không cản nổi đà xuất khẩu của ngành xe điện Trung Quốc. Trong quư đầu tiên năm nay, các hăng xe Trung Quốc đă xuất khẩu 441.000 xe điện và hybrid – tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Tại Thượng Hải, Julaluck Chanasri – một YouTuber có ảnh hưởng đến từ Thái Lan - đang chăm chú quan sát mẫu SUV mới của BYD. "Ở Thái Lan, rất nhiều người đă chuyển từ Toyota hay Honda sang xe điện BYD", bà chia sẻ. "Nếu Trung Quốc tiếp tục giữ được mức giá thấp như hiện tại, các thương hiệu của họ sẽ c̣n phát triển mạnh hơn nữa", ông Didsakorn, chồng bà Chanasri bổ sung.
Từ một đất nước của xe đạp…
Thật khó để h́nh dung rằng chỉ hơn hai thập kỷ trước, Trung Quốc vẫn chưa có một nền văn hóa ô tô đúng nghĩa. Vào cuối những năm 1970, khi nước này bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế, ô tô cá nhân vẫn là mặt hàng xa xỉ hiếm hoi. Người dân khi ấy chủ yếu di chuyển bằng xe đạp — biểu tượng đến mức thế giới gọi Trung Quốc là "vương quốc xe đạp".
Phải đến đầu những năm 2000, khi đà tăng trưởng kinh tế chóng mặt đưa hàng trăm triệu người vào tầng lớp trung lưu, sở hữu ô tô mới trở nên phổ biến. Đó cũng là thời điểm các tập đoàn ô tô toàn cầu – từ Mỹ, Đức đến Nhật – ồ ạt đổ bộ vào Trung Quốc, thiết lập các liên doanh với doanh nghiệp trong nước để sản xuất và bán hàng ngay tại thị trường nội địa.
Sau đó, Trung Quốc dần nổi lên như một nhà sản xuất ô tô lớn nhưng các thương hiệu nội địa vẫn bị coi là hạng hai. Tâm lư sính ngoại ăn sâu đến mức được phản ánh sống động trong một chương tŕnh truyền h́nh hẹn ḥ nổi tiếng, nơi một thí sinh từng gây băo dư luận khi thẳng thắn nói: “Tôi thà khóc trong xe BMW c̣n hơn cười trên xe đạp.”
Đó là một thời kỳ mà các thương hiệu ngoại, đặc biệt là xe sang từ Đức, thống trị phân khúc cao cấp, c̣n các hăng xe nội địa vật lộn với h́nh ảnh lỗi thời và thiết kế mờ nhạt. Nhưng bước ngoặt đă đến cùng với cuộc cách mạng xe điện – một lĩnh vực mà Trung Quốc không những bắt kịp mà c̣n nhanh chóng vượt lên dẫn đầu thế giới.
… Đến thủ đô xe điện toàn cầu
Cuộc lật ngược t́nh thế này bắt đầu từ một quyết định chiến lược: Bắc Kinh đặt cược lớn vào “xe năng lượng mới” — bao gồm xe chạy hoàn toàn bằng điện và xe hybrid sạc điện.
Đến năm 2009, cùng thời điểm Tesla nhận được khoản vay gần nửa tỷ đô la từ chính phủ Mỹ, Bắc Kinh đă đẩy mạnh chiến lược phối hợp để phát triển cái gọi là "xe năng lượng mới".
Vào năm 2009, khi Tesla c̣n đang nhận khoản vay 465 triệu USD từ chính phủ Mỹ để duy tŕ hoạt động, Trung Quốc đă triển khai một chiến lược công nghiệp bài bản để nuôi dưỡng ngành công nghiệp xe điện non trẻ. Bắc Kinh không chỉ ban hành các chính sách ưu đăi tài chính — từ trợ giá, hoàn thuế đến giảm phí đăng kư — mà c̣n tích cực sử dụng lực lượng mua sắm nhà nước để thúc đẩy thị trường, như trang bị xe điện cho các đội taxi và xe buưt công cộng.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh cũng ra tay củng cố chuỗi cung ứng bằng cách đầu tư mạnh vào các mỏ khoáng sản chiến lược, đặc biệt là đất hiếm và lithium — những nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất pin EV. Ngày nay, Trung Quốc thống trị hơn 60% chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến pin xe điện.
Nhưng không chỉ có chính sách. Thành công của Trung Quốc c̣n là kết quả của một thế hệ doanh nhân táo bạo, dám đi trước. Điển h́nh là kỹ sư Wang Chuanfu, người sáng lập BYD – khởi đầu là một công ty pin nhỏ vào năm 1995, rồi lấn sân sang ngành ô tô vào 2003. Năm 2008, BYD bất ngờ thu hút sự chú ư toàn cầu khi Warren Buffett, thông qua Berkshire Hathaway, rót 230 triệu USD vào công ty. Đó là bước ngoặt. Đến năm 2023, khi BYD cán mốc chiếc xe thứ 5 triệu, Wang đứng trên sân khấu và tuyên bố trong nước mắt: "Thời đại của xe hơi Trung Quốc đă đến".
Và quả thật, hiện thực đă xảy ra. Việc Tesla quyết định mở nhà máy tại Thượng Hải năm 2019 không chỉ xác nhận tầm quan trọng của Trung Quốc, mà c̣n tạo ra một cú hích cho cả ngành. Nhà máy này đă giúp Tesla mở rộng quy mô sản xuất toàn cầu, nhưng đồng thời cũng “vô t́nh” giúp hệ sinh thái xe điện Trung Quốc hoàn thiện hơn nữa, từ linh kiện, công nghệ đến lực lượng lao động tay nghề cao.
Theo John Helveston, Phó giáo sư tại Đại học George Washington, chính khả năng mở rộng quy mô theo kiểu “sản xuất đại trà thông minh” đă giúp Trung Quốc kéo giá thành xe điện xuống mức người tiêu dùng phổ thông có thể tiếp cận.
"Trong một thời gian rất dài, các nhà sản xuất ô tô phương Tây không coi xe điện là lựa chọn thực tế v́ giá cả quá cao", ông nói. "Nhưng chi phí đó đă giảm theo cấp số nhân — nhờ vào Trung Quốc".
Ngày nay, gần một nửa số xe mới được bán ở Trung Quốc là xe điện chạy bằng pin hoặc xe hybrid. Trong khi đó, tại Mỹ, thị trường nơi Tesla ra đời, xe điện chỉ chiếm hơn 20% tổng doanh số xe mới trong quư III năm ngoái, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Thị trường đang thay đổi
Trước đà sụt giảm doanh thu và thị phần, nhiều thương hiệu ô tô nước ngoài – từng thống trị thị trường Trung Quốc trong thập niên trước – giờ đây đang xoay ḿnh để sống sót. Chiến lược phổ biến hiện nay là liên kết với chính các đối thủ bản địa mà trước đây họ coi nhẹ, để tận dụng tốc độ đổi mới và am hiểu thị trường nội địa.
Tại Triển lăm Ô tô Thượng Hải, Volkswagen tuyên bố khởi động cách tiếp cận “tại Trung Quốc, v́ Trung Quốc” – nghĩa là phát triển sản phẩm tại chỗ, thiết lập quan hệ đối tác công nghệ mới và rút ngắn chu kỳ ra mắt sản phẩm.
"Chúng tôi đang đẩy nhanh cuộc tấn công xe điện của ḿnh", Ralf Brandstätter, Giám đốc điều hành Volkswagen tại Trung Quốc, nhấn mạnh, trong bối cảnh hăng đă đầu tư 700 triệu USD vào hăng xe điện XPeng hồi năm 2023.
Các công ty phương Tây khác cũng không đứng ngoài cuộc: Stellantis bắt tay với Leapmotor để xuất khẩu xe điện giá rẻ ra nước ngoài; Toyota hợp tác với Momenta – công ty trí tuệ nhân tạo xe tự hành của Trung Quốc – và xây dựng liên minh chiến lược với BYD; GM th́ chọn phối hợp với Momenta và nhà sản xuất pin hàng đầu CATL.
Theo chuyên gia ngành xe Lei Xing, đó là một “cuộc phản công” từ các công ty nước ngoài vẫn đang cạnh tranh tại Trung Quốc – một nỗ lực học hỏi và thích nghi từ chính đối thủ bản địa.
VietBF@ Sưu tập