Mới đây, các nhà khoa học Nga đã công bố thiên thạch Apophis- một thiên thạch mà theo các nhà khoa học Mỹ chứng minh rằng năm 2036 sẽ đâm vào Trái Đất có thể không xảy ra, vì xác suất để xảy ra thảm họa này gần như là không có. Theo tính toán của các nhà khoa học Nga, xác suất để xảy ra cú hích lịch sử này chỉ là 1/48.000.
ảnh minh họa
Các nhà khoa học "vênh" quan điểm
Ảnh mang tính minh họa
Cũng cùng có chung ý kiến giống như các nhà khoa học của Nga, tiến sỹ Donald Mansfield- người phụ trách mảng kế hoạch của Cục Quản trị Hàng không và Không gian của quốc gia Hoa Kỳ trong một bài viết được đăng tải gần đây cho biết: "Hiểm họa lớn Apophis nhiều khả năng sẽ không thể bay qua Trái Đất".
Trong thần thoại Ai Cập, Apophis là con quỉ dữ hiện thân cho sự tàn phá, chết chóc và hỗn loạn. Đó là cái tên không thể thích hợp hơn dành cho thiên thạch 99942, có đường kính khoảng 390m và trọng lượng 20 triệu tấn, được các nhà khoa học tại đài thiên văn Kitt Peak (bang Arizona, Mỹ) phát hiện từ năm 2004. Theo tính toán của Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ (NASA), với quĩ đạo bay hiện tại, Apophis sẽ tiến sát đến Trái Đất ở khoảng cách khá gần (16.000km) vào thứ sáu 13/4/2029.
Khi đó, quĩ đạo của Apophis sẽ bị thay đổi (cong 28 độ) dưới sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Trái Đất. Qua sự thay đổi đó, các nhà khoa học khẳng định có khả năng Apophis sẽ bay qua một vùng không gian đặc biệt có tên lỗ khóa hấp dẫn đường kính khoảng 610m gần Trái Đất. Nếu giả thuyết này thành hiện thực, bảy năm sau đó, khoảng 3h sáng Chủ nhật 13/4/2036, Apophis sẽ va vào Trái Đất. Nếu thực sự thảm họa này xảy ra thì khi va chạm xảy ra, Apophis có thể tàn phá một vệt dài từ phía Tây nước Nga, qua Thái Bình Dương, Trung Mỹ rồi cắt ngang Đại Tây Dương, tạo nên sóng thần cao tới 256m. Ngoài một số thành phố miền Tây nước Nga, San Jose, Costa Rica, Nicaragoa và Venezela đều nằm trong khu vực bị tàn phá.
Nhiều đề xuất phòng thủ
Cũng theo tính toán của các nhà khoa học NASA được công bố vào năm 2004 cho biết,thiên thạch Apophis có đường kính khổng lồ từ 300 - 400m, nặng 35 triệu tấn và lao về Trái Đất với tốc độ 44.800 km/h. Nếu thực sự có vụ va chạm kinh hoàng trên thì sức công phá của Apophis sẽ tương đương với 58.000 - 65.000 quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima (Nhật Bản).
Sau khi đưa ra thông tin này vào năm 2004, Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã soạn thảo một báo cáo gửi Quốc hội và một cơ quan mang tên ủy ban Phòng vệ Trái Đất và được thành lập vào tháng 3/2007 với sự tài trợ của các tổ chức đa quốc gia, trong đó có NASA, cơ quan Vũ trụ châu âu và Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ ấn Độ nhằm tạo những tác động nhân tạo làm chệch hướng đi của Apophis, không cho đâm vào Trái Đất. Tuy nhiên, sau khi ủy ban này được thành lập, sau vài năm theo dõi tiến trình của Apophis, nhiều nhà khoa học cho rằng xác suất va chạm của thiên thạch này với trái đất gần như bằng 0.
Các nhà khoa học Nga cũng chứng minh rằng, không nhất thiết phải đưa một con tàu nhân tạo lên không gian nhằm đẩy tiểu hành tinh nguy hiểm này bay chệch hướng, vì với quỹ đạo bay hiện tại, khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất của Apophis là quá nhỏ. Trước đó, để tránh một thảm họa cho Trái Đất, NASA đã đề xuất việc tạo một cú huých vào Apophis từ một con tầu vũ trụ nặng khoảng một tấn gây nên một tác động năng lượng động học buộc Apophis bay chệch khỏi quỹ đạo hiện tại của nó. Cũng có ý kiến cho rằng nên dùng một tầu vũ trụ kiểu cánh quạt trọng lựcbay quanh khối thiên thạch, nhẹ nhàng kéo nó nhích khỏi quỹ đạo bởi trọng lực của chính nó.
Các nhà khoa học Nga cũng cho biết họ cùng với các nhà khoa học tại NASA sẽ hợp tác nhằm thiết lập hàng loạt các kính viễn vọng nhằm theo dõi sự di chuyển của thiên thạch Apophis vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013. Vì thế nếu như có sự bất thường nào trong việc thay đổi quỹ đạo của Apophis, chắc chắn sẽ nhanh chóng được xử lý.
( theo doisongphapluat )