R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
“Không nên chạy ra ngoài khi động đất”
Trao đổi với VnMedia về việc phải làm ǵ để bảo vệ sự an toàn của tính mạng khi xảy ra động đất, ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lư địa cầu Việt Nam cho rằng, cách tốt nhất khi xảy ra động đất là nên chui ngay vào gầm bàn hoặc t́m một chỗ nào đó an toàn để ẩn nấp, chờ rung lắc qua đi khi mọi việc yên ổn trở lại th́ mới chạy ra ngoài.
Ông Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, việc náo loạn chạy ra ngoài ngay lúc xảy ra động đất sẽ không có tác dụng v́ mức độ của sự việc xảy ra rất nhanh cho nên có chạy ra ngoài ngay cũng không kịp. Việc người dân hoảng loạn chạy ra ngoài chỉ gây nguy hiểm thêm cho tính mạng v́ có thể bị vật ǵ đó đổ vào người.
“Tốt nhất khi xảy ra động đất, người dân nên t́m một chỗ nào đó an toàn để trú ẩn, tránh những nơi tường hoặc đồ đạc có thể đổ sập xuống, sau đó, chờ sự việc yên ổn trở lại mới chạy ra ngoài”, ông Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nói.
Ông Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần dẫn giải, ngay trận động đất ở Điện Biên năm 2001, khi đó mới xảy ra ở mức 5,1 độ richter nhưng ban đầu chỉ gây rung lắc mạnh và làm nứt nhà dân nhưng sau đó dư chấn xảy ra đă gây đổ hàng loạt ngôi nhà. Điều đó, cho thấy việc chạy ngay ra ngoài khi có động đất là không có tác dụng mà tốt nhất phải b́nh tĩnh, t́m chỗ trú ẩn, sau khi hết động đất, rung lắc rồi mới rời khỏi nhà
Chuyên gia khuyên không nên chạy ra ngoài ngay khi xảy ra động đất.
Trao đổi thêm với VnMedia về mức độ chống chịu với động đất của các công tŕnh xây dựng ở Việt Nam hiện nay, ông Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Việt Nam cho biết, hiện nay một số công tŕnh lớn ở Việt Nam đă được thiết kế để chịu được động đất. Tuy nhiên, hiện c̣n rất nhiều công tŕnh nhà cao tầng chưa có tiêu chuẩn này
Năm 2008 khi xảy ra động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) lan sang Hà Nội gây rung lắc mạnh, khiến rất nhiều người đă sợ hăi. Lúc đó Chính phủ đă yêu cầu Viện Vật lư địa cầu báo cáo, làm rơ nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Sau đó, Viện đă báo cáo Chính phủ, trong đó có khuyến cáo Chính phủ về việc cần có một quy chuẩn xây dựng trong đó tính đến yếu tố động đất.
Sau đó, Bộ Xây dựng cũng đă ban hành quy chuẩn này, tuy nhiên, hiện khó đánh giá có bao nhiêu công tŕnh thực hiện theo quy chuẩn này. “Sau trận động đất tại Nhật Bản này, có lẽ Chính phủ cũng nên siết chạy hơn nữa quy định này”, ông Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nói.
Theo dự báo của các nhà chuyên môn, Hà Nội có thể xảy ra động đất mạnh 6,1 đến 6,5 độ richter, với tâm chấn sâu 15-20km liên quan đến hoạt động của các đứt găy kiến tạo sông Hồng, sông Chảy. Gần đây, năm 1983, Hà Nội bị ảnh hưởng của dư chấn động đất có cường độ 4,5 richter, tương đương cấp 6. Giữa tháng 5-2008, Hà Nội cũng đă bị ảnh hưởng của dư chấn động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, với cường độ cấp 3.
Những hậu quả nặng nề của động đất ở Nhật Bản.
Theo bản đồ phân vùng nhỏ động đất, khu vực huyện Đông Anh, Từ Liêm, Thủ Lệ, Liễu Giai, Vạn Phúc, Thịnh Hào thuộc khu vực có khả năng động đất cấp 7. Phần Tây Nam thành phố gồm huyện Thanh Tŕ, Nam huyện Từ Liêm, Nam quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đông Bắc hồ Tây, Đông Nam huyện Thường Tín có khả năng xảy ra động đất cấp 8. Quận Hoàng Mai (Định Công, Vĩnh Tuy, Thịnh Liệt, Pháp Vân), Bắc Thanh Tŕ (Văn Điển, Tứ Hiệp) có khả năng xảy ra động đất cấp 8-9…
Tuy vậy, với các công tŕnh xây dựng gần đây, người dân Hà Nội có thể yên tâm v́ đều đă tính tới động đất khi thi công. UBND TP cho biết, để có số liệu phục vụ tính toán kháng chấn cho các công tŕnh, từ năm 1991, các cơ quan liên quan đă nghiên cứu hoàn chỉnh bản đồ phân vùng nhỏ động đất của Hà Nội. Năm 1996, thành phố đă hoàn thành bản đồ tỷ lệ 1/25.000. Cũng từ năm 2006, Bộ Xây dựng đă ban hành tiêu chuẩn “Thiết kế công tŕnh chịu động đất”. Đây là cơ sở cho các chủ đầu tư thực hiện tính toán kháng chấn cho công tŕnh. Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng. Các cơ quan quản lư trong quá tŕnh thẩm định, đều kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn chịu động đất trong các hồ sơ dự án. Thành phố cũng đă có các biện pháp quản lư chặt chất lượng trong quá tŕnh thi công.
Về khả năng kháng chấn của các ṭa nhà ở Hà Nội, ông Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công tŕnh xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, công tŕnh xây dựng nói chung và nhà cao tầng nói riêng đều phải tuân theo yêu cầu hết sức khắt khe về tính toán tải trọng tác động đặc biệt (động đất, gió băo), nhất là đối với ṭa nhà cao tầng v́ liên quan đến sự an toàn cho số đông.
Ông Trần Chủng giải thích: “Độ an toàn hiện nay của chúng ta đều tính trên 1. Công tŕnh chịu được động đất cấp 7 th́ động đất lớn hơn cấp 7 ṭa nhà vẫn an toàn. Hà Nội nằm trong vùng động đất nhẹ, một số vị trí có động đất cấp 8 c̣n lại là động đất cấp 7. Theo tôi, chắc chắn không có chuyện đổ, sập trừ trường hợp động đất trên cấp 8 và có thêm những biến cố hy hữu”.
Tùng Nguyễn
Theo Vnmedia
|