Các nhà khoa học hôm qua (2/6) đă đổ lỗi cho một loại vi khuẩn E.coli “siêu độc” đă gây ra đợt bùng phát các vụ ngộ độc thực phẩm kinh hoàng nhất trong lịch sử Châu Âu từ trước đến nay. Loại vi khuẩn này có thể chưa từng được biết đến.
Tuy nhiên, trong khi người ta đang nghi ngờ các loại thực phẩm như cà chua, dưa chuột và rau diếp có chứa loại vi khuẩn “siêu độc” đáng sợ trên th́ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác loại thực phẩm nào chịu trách nhiệm về đợt bùng phát các vụ ngộ độc thực phẩm kinh khủng đang diễn ra.
Một nạn nhân của loại vi khuẩn lạ "siêu độc".
Đă có ít nhất 18 người chết, hơn 1.600 người bị mắc bệnh do vi khuẩn lạ gây ra và những vụ ngộ độc kiểu này đă lan ra ít nhất 10 nước Châu Âu. Vụ ngộ độc đầu tiên được phát hiện ở Mỹ nhưng Đức là trung tâm bùng phát các vụ ngộ độc thực phẩm kiểu này.
Một con số đáng báo động các nạn nhân lên tới 500 người đang có triệu chứng biến chứng thận khiến có họ khả năng sẽ chết.
Các nhà khoa học Trung Quốc và Đức đă phân tích DNA của vi khuẩn E. coli và đă kết luận vụ ngộ độc thực phẩm ở một loạt nước Châu Âu là do một loại vi khuẩn “siêu độc và hoàn toàn mới” gây ra.
Loại vi khuẩn E. coli có khả năng kháng kháng sinh. Theo tuyên bố từ Shenzhen, một pḥng thí nghiệm ở Trung Quốc, loại vi khuẩn lạ này có thể là sự kết hợp của hai loại vi khuẩn E. coli.
"Đây là một loại vi khuẩn mới có một không hai, chưa từng được phát hiện ở các bệnh nhân trước đây", ông Hilde Kruse, một chuyên gia về an toàn thực phẩm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết. Theo ông này, loại vi khuẩn này có “nhiều đặc điểm khiến nó trở nên độc hại” hơn rất nhiều loại vi khuẩn E. coli thường xuất hiện trong ruột của người.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Robert Tauxe, một chuyên gia về các bệnh liên quan đến thực phẩm thuộc Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát dịch bệnh của Mỹ, đă nghi ngờ loại vi khuẩn gây bệnh hàng loạt ở Châu Âu hiện nay là một thể mới, khẳng định nó đă từng xuất hiện trong một bệnh nhân ở Triều Tiên những năm 1990.
Dù cho loại vi khuẩn E. coli gây ra hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm đáng sợ vừa rồi là mới hay là cũ th́ nó cũng đang gây ra cơn hoảng loạn ở Châu Âu.
Ở các nơi khác của Châu Âu, Nga đă mở rộng lệnh cấm nhập khẩu rau quả ban đầu chỉ từ Tây Ban Nha và Đức th́ giờ là toàn bộ Liên minh Châu Âu nhằm ngăn không cho vi khuẩn lạ lan sang phía đông.
Liên minh Châu Âu đă nhanh chóng miêu tả lệnh cấm của Nga là không thích hợp trong khi những nông dân Italia th́ chỉ trích đó là hành động “vô lư”. Hiện tại, ở Nga chưa phát hiện bất kỳ người nào bị chết hoặc bị bệnh v́ loại vi khuẩn E. coli lạ.
Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất cũng đă ra lệnh cấm nhập khẩu dưa chuột từ Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Hà Lan.
Trong khi đó, Anh vừa thông báo, nước họ đă có 7 người nhiễm vi khuẩn E. coli lạ, trong đó có 3 người Anh vừa từ Đức trở về và 4 người quốc tịch Đức.
Các quan chức ở thành phố phía bắc Hamburg của Đức – trung tâm bùng phát các vụ ngộ độc thực phẩm, tuần trước đă đổ lỗi cho dưa chuột Tây Ban Nha là nguyên nhân của những vụ việc này.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm trên các mẫu dưa chuột Tây Ban Nha mà Đức nhập về cho thấy, chúng có chứa vi khuẩn EHEC độc nhưng không phải là thủ phạm gây ra vụ ngộ độc hàng loạt hiện nay. Riêng ở Đức, đă có 17 người chết v́ vi khuẩn E. coli lạ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero cho biết, ông sẽ đ̣i bồi thường về những cáo buộc sai của Đức làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn đang yếu kém của nước này.
Ở Hamburg, Philipp, một phóng viên 29 tuổi, vừa phải nhập viên v́ bị ốm. Anh này không chịu cho biết* bởi không muốn mọi người biết anh có chứa vi khuẩn lạ E. coli trong người.
Sau khi bị đau bụng và đi ỉa ra máu, Philipp có các triệu chứng tê liệt thần kinh, không có cảm giác ở chân và tay trái. Bất chấp việc các bác sĩ đă 3 lần truyền huyết thanh để tẩy rửa chất độc trong máu của Philipp nhưng t́nh h́nh sức khỏe của anh vẫn không hề được cải thiện.
Philipp cho biết, anh đă ăn một số loại rau sống vào cái đêm trước khi anh đổ bệnh.**
Một số nhà khoa học nghi ngờ, vi khuẩn E. coli lạ gây chết người này có thể xuất hiện trong phân bón được sử dụng để giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Trong t́nh h́nh đáng báo động hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, để tránh mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm, người dân hăy thường xuyên rửa tay, giữ thực phẩm sống cách xa thực phẩm chín, nấu kỹ thực phẩm và rửa rau quả cẩn thận đặc biệt là khi ăn sống. Theo các chuyên gia, nên gọt quả trước khi ăn nếu có thể.
Theo Kiệt Linh /Vnmedia