Có thể việc sử dụng Wi-Fi miễn phí sẽ giúp tiết kiệm một phần chi phí, nhưng ẩn sâu bên trong đó là mối nguy hiểm không lường trước được.
Ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc BKIS Security cảnh báo: “Người sử dụng chưa lường hết được mối nguy hiểm khi kết nối vào các mạng không dây dạng mở (không có mật khẩu). Khi kết nối với mạng này, các máy tính có trong mạng có quyền ngang nhau giống như mạng nội bộ và nếu người dùng vô t́nh chia sẻ dữ liệu quan trọng có trên máy ḿnh th́ các máy khác có thể xem được những dữ liệu này.”
Xài chùa wifi chưa chắc đă lợi
Với các máy tính sử dụng hệ điều hành hay phần mềm không được cập nhật thường xuyên để vá các lỗ hổng bảo mật, những máy khác cùng mạng có thể khai thác những lỗ hổng này để tấn công. Bên cạnh đó, nhiều hệ thống mạng sử dụng kết nối được mă hóa dưới giao thức cũ, dễ bị vô hiệu hóa như WEP. Hệ thống mă hóa này có thể dễ dàng bị phá vỡ trong thời gian vài chục phút nếu như kẻ tấn công có đủ dữ liệu thông tin về hệ thống.
|
Truy cập wifi miễn phí tiềm ẩn nguy cơ bị xâm nhập trái phép (Ảnh: Thời Đại) |
Nhận định về t́nh h́nh trên, ông Nguyễn Phúc Bảo Châu, Giám đốc kỹ thuật, Panda Security Đông Dương cho rằng: “Các trường hợp bị đánh cắp thông tin nói chung hiện nay rất phổ biến, t́nh trạng đánh cắp thông tin thực hiện trên các kêt nói wifi hiện nay càng phổ biến và dễ dàng hơn do các kết nối wifi thường tập trung vào tiện ích và tính dễ dùng mà ít quan tâm đến các thiết lập bảo mật”.
Điện thoại di động khi kết nối vào các hệ thống mạng Wi-Fi cũng có nguy cơ bị tấn công rất cao. Nhiều người sử dụng chiếc điện thoại iPhone để kết nối với máy vi tính, tuy nhiên lại dùng tài khoản và mật khẩu mặc định và khi kết nối vào mạng, những máy tính khác có trong mạng có thể dễ dàng truy cập vào điện thoại và đọc các dữ liệu được lưu trữ trên máy.
“Điện thoại thông minh đối mặt với nhiều mối nguy cơ tấn công hơn máy vi tính” – ông Đức cho biết – “Điện thoại thông minh có nhiều kết nối và giao thức truyền tải dữ liệu hơn máy vi tính như SMS, đàm thoại…, lại có khả năng tương đương máy vi tính và bên cạnh đó người sử dụng lại lưu trữ nhiều dữ liệu cá nhân hơn lên máy nên đây là miếng mồi ngon dành cho tin tặc”.
Do màn h́nh nhỏ, người sử dụng điện thoại không thể xem kỹ được liên kết được gửi trước khi nhấn vào và dễ dàng sa bẫy của tin tặc khi chúng sử dụng các trang web đăng nhập giả mạo nhằm cướp tài khoản và mật khẩu người dùng. Khi công nghệ thanh toán qua điện thoại di động phát triển hơn nữa, tin tặc sẽ càng tăng cường tấn công vào điện thoại thông minh.
Sơ hở là bị tấn công
Hệ điều hành di động phổ biến nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này vẫn là Symbian. Đây là hệ điều hành đă cũ với nhiều lỗ hổng bảo mật và đă trở thành mục tiêu tấn công từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, không phải hệ điều hành mới là không có nguy cơ bị tấn công. Hệ điều hành Android với khả năng cài đặt các gói ứng dụng (dạng *.apk) được tải về ngoài Android Market và các ứng dụng lậu trên iPhone đang thành đích ngắm của tội phạm công nghệ cao, và người sử dụng vô t́nh tự cài đặt virus lên máy của ḿnh. Mặc dù lượng virus không nhiều, song không có nghĩa là điện thoại thông minh đă “miễn nhiễm”.
Vụ bê bối theo dơi người sử dụng của iPhone cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng, bản thân các hăng sản xuất điện thoại thông minh đang vô t́nh phạm phải một sai lầm khác về bảo mật khi bí mật thu thập dữ liệu của người sử dụng và tỏ ra rất chủ quan về tính an toàn của những dữ liệu này.
Để hạn chế những rủi ro trên ông Châu khuyến cáo: “Người dùng nên sử dụng tường lửa, hạn chế thậm chí không cung cấp thông tin nhạy cảm nơi công cộng. Chỉ giao dịch các thông tin quan trọng trên các website có độ an toàn, và sử dụng phần mềm bảo mật có bảo vệ kết nối wifi, đồng thời tắt mạng không dây khi không sử dụng nó”.
Theo Thời Đại