Hiện dễ thấy bốn minh chứng cho thấy phương Tây "lỡ bước" trong các cuộc cách mạng trong thế giới Arab (hay Mùa xuân Arab).
Trước hết là cuộc cách mạng ở Tunisia. Cuộc cách mạng kết thúc khi phương Tây chưa kịp có phản ứng ǵ. Trong khi 23 trong số các thành viên gia đ́nh và bạn bè thân cận với Tổng thống Ben-Ali bị ṭa xét xử th́ quyền lực thực ở nước này vẫn nằm trong tay giới quân sự. Các kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử bị tŕ hoăn – từ 14/7 sang 23/10.
Sự thật phũ phàng nhất có lẽ là một bài phóng sự của phóng viên tờ New York Times viết từ thị trấn Sidi Bouzid, quê hương của người thanh niên biểu t́nh mang tính biểu tượng, Mohammad Bouazizi, tự thiêu và châm ng̣i cho các cuộc cách mạng hồi đầu năm.
Bài phóng sự đó nói rằng, cư dân trong thị trấn bị vỡ mộng v́ không thấy bất cứ sự thay đổi nào trong cuộc sống của họ từ khi đi biểu t́nh nên họ phá bỏ tất cả các bức áp-phíc có ảnh của Mohammad Bouazi.
Thứ hai là tại Ai Cập, những người chạy theo dân chủ có nhiều hy vọng hơn ở Tunisia. Trong suốt 18 ngày đầu các hăng truyền h́nh quốc tế đưa liên tục ngày đêm về các hoạt động của giới trẻ Ai Cập đổ ra quảng trường Tahrir đ̣i chấm dứt chế độ quân sự và ṿng kiểm soát chặt chẽ của các lực lượng t́nh báo và đ̣i cải cách chính trị toàn bộ bộ máy.
Ngoài việc ra các bản tuyên bố mạnh mẽ, cộng đồng quốc tế không có khả năng bảo đảm an ninh cho họ. Trong khi cựu Tổng thống Hosni Mubarack và các con ông phải ra ṭa, nhiều kẻ trung thành với ông ta vẫn tiếp tục nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội.
Hội đồng quân sự tối cao (SCAF) vẫn duy tŕ quyền lực quản lư đất nước. Các sĩ quan mặc quân phục hiển diện trong tất cả các bộ, kể cả bộ Viễn thông với quyền kiểm soát rộng răi.
Giờ đây những tiếng nói từ quảng trường Tahrir cũng bị đè nén, một số th́ bị truy tố hoặc bắt phải im lặng, một số khác th́ bị bỏ ngoài tai. Điển h́nh nhất là nhà kỹ trị Hazem Abdel Azem, người dự định sẽ được tuyên thệ làm lănh tụ cách mạng đầu tiên trong nội các vào tháng 7. Nhưng trước lễ tuyên thệ vài giờ ông ta bị SCAF rút tên khỏi danh sách với những cáo buộc "tầy trời" rằng ông làm gián điệp cho Israel.
Giờ đây nhiều người lo ngại rằng các thế lực cực hữu, thắng trong cuộc trưng cầu dân ư về lập hiến trong tháng 3 vừa qua (với 77% số phiếu) có thể sẽ vượt nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức sau tháng 11/2011.
Cộng đồng quốc tế hiện không có ảnh hưởng nào đối với tương lai Ai Cập hoặc với bất kỳ nước nào diễn ra các cuộc biểu t́nh lớn. C̣n tại các nước khác như Yemen, Bahrain và Saudi Arabia với các cuộc biểu t́nh nhỏ th́ không được phương Tây ủng hộ mạnh mẽ.
Thứ ba là Lybia, có lẽ là vấn đề gai góc nhất đối với phương Tây. Chính ở nước Bắc Phi này Anh, Pháp và Mỹ tập trung nhiều cố gắng nhất để can thiệp để thay đổi chế độ. Nhưng bất chấp 6 tháng ném bom không nghỉ, ḥa b́nh vẫn chưa "ở trong tầm tay" và sự ra đi của nhà lănh đạo Moammar Gaddafi vẫn chưa chắc chắn. Điều duy nhất các nước phương Tây làm được là đẩy đất nước Lybia vào một cuộc nội chiến.
Có lẽ vấn đề thực sự là ở chỗ các nước phương Tây đặt tên cho tất cả các cuộc cách mạng trong thế giới Arab là dân chủ thực thụ và các phong trào thống nhất. Trên thực tế, các cuộc cách mạng này bộc lộ rơ những nứt bên trong của thế giới Arab hơn là hàn gắn, đó là những căng thẳng giữa các nhóm tộc người Shiite và Sunni, tranh giành giữa các bộ tộc, các phong trào ly khai sục sôi kéo dài và bất b́nh đẳng kinh tế giữa người giàu và người nghèo ở khu vực.
Một khó khăn khác đối với phương Tây là theo các con số thống kê th́ lực lượng quần chúng đông đảo không phải bao giờ cũng mang lại những thay đổi hữu ích cho đại đa số dân chúng. Trong một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Democracy, Nhà nghiên cứu Omar Ashour chỉ ra rằng: “Trong khoảng thời gian từ 1970 đến năm 2000, trong số 100 nước tiến hành binh biến th́ chỉ có 20 nước trở thành dân chủ đầy đủ. Năm nước quay trở lại chế độ độc tài và các nước c̣n lại trong t́nh trạng quá độ”. Một nghiên cứ khác của ĐH Columbia phát hiện rằng 43% các nước đánh bại độc tài thông qua nổi dậy vũ trang toàn dân, sau đó rơi vào t́nh trạng nội chiến.
Cuối cùng là Syria. Lịch sử gần đây của các nước này và đặc biệt là những trải nghiệm của các nước Arab khác trong năm 2011 cần được Hội đồng bảo an LHQ cân nhắc kỹ khi đề ra những biện pháp tiếp theo đối với Syria.
Ấn Độ, Brazil, Nam Phi – những nước thành viên không thường trực - quyết định tránh xa lời kêu gọi của phương Tây đ̣i có hành động cứng rắn hơn chống lại Tổng thống Assad. Đặc biệt Nga là nước có quyền veto, bác bỏ đề nghị của phương Tây đ̣i Tổng thống Assad phải từ chức, khi tuyên bố: “Chúng tôi không chia sẻ quan điểm của Mỹ và EU về Tổng thống Assad và sẽ tiếp tục đường lối chính sách có tính nguyên tắc của chúng tôi về Syria”.
Tuyên bố của Nga cũng nhấn mạnh rằng: “Damascus gần đây tiến hành những bước (cải cách) cụ thể như rỡ bỏ t́nh trạng khẩn cấp, giải tán Ṭa án tối cao về an ninh, thông qua luật về quyền biểu t́nh của nhân dân và ban hành pháp luật về tổng tuyển cử và các chính đảng và hoàn thiện pháp luật về các phương tiện thông tin đại chúng và Chính phủ tự quản địa phương”.
Các tuyên bố gần đây của phương Tây đối với Syria dù có trở nên cứng rắn hơn, đoàn kết hơn mà đại diện là lập trường của Mỹ sau nhiều tuần do dự, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice trực tiếp kêu gọi loại bỏ Assad, nói rằng: “Syria sẽ tốt hơn nếu không có ông ấy”, th́ khả năng đạt được một nghị quyết như nghị quyết 1973 với Lybia là rất xa vời.
Tóm lại, dù đó là sự can thiệp trực tiếp như trong trường hợp của Libya, hay cử một loạt các phái viên đặc biệt trong trường hợp Ai Cập, hoặc khiển trách nhẹ, như trong với các nước Bahrain và Saudi Arabia hay kêu gọi Tổng thống Syria từ chức kèm các biện pháp trừng phạt… các nước phương Tây không đạt được kết quả họ mong muốn từ Mùa Xuân Arập.
Thực tế, ngay từ đầu, Mùa Xuân Arab báo trước là sẽ không có sự đâm chồi nẩy lộc.
Ngoc Uyển/DV