T́nh trạng mù chữ ở một bộ phận lớn dân cư bản ngữ tại nước Anh mới đây đang trở thành một chủ đề được công luận Anh rất quan tâm, bên cạnh đó việc không sử dụng được tiếng Anh tiếp tục là rào cản hội nhập đối với nhiều người nhập cư gốc Việt.
ESOL, chương tŕnh dạy tiếng Anh cho người không bản ngữ/DR
Về t́nh trạng mù chữ tại Anh, nhật báo Evening Standard từ nhiều tháng nay đă nhiều lần công bố các tin tức về việc có nhiều người bản ngữ không sử dụng được tiếng Anh, đặc biệt khi đi xin việc hay việc một tỷ lệ lớn học sinh phổ thông không biết đọc biết viết.
Anh không phải là nước duy nhất rơi vào t́nh trạng này, tuy nhiên, vốn là một quốc gia phát triển hàng đầu, t́nh trạng mù chữ hay bất lực trong việc sử dụng ngôn ngữ ở ngay chính người bản địa gây bàng hoàng đối với công chúng.
Tại Anh, nhiều người bản địa không biết đọc, biết viết
Thông tín viên Lê Hải tường tŕnh về thực trạng kể trên đối với người Anh, tiếp theo đó, anh Lê Hải cho biết một đôi nét về thực tế bất lực trong việc dùng tiếng Anh ở một bộ phận cộng đồng nhập cư gốc Việt.
Thông tín viên Lê Hải (Luân Đôn)
http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#
"Nhà đầu tư người Úc John Burton vào khu thương xá phục vụ Olympic London 2012 đă choáng váng khi phát hiện thấy có rất nhiều nhân viên tương lai không biết đọc tiếng Anh, hay biết viết một tờ đơn cho đàng hoàng và đúng văn phạm, thậm chí cũng không đủ vốn từ để đọc và điền một tờ khai xin việc. Đó là hàng tin chạy trên tờ báo buổi chiều có ấn bản lớn nhất ở London này là Evening Standard. Cách đây vài tháng, tờ báo này đă đánh động về t́nh trạng mù chữ ở London nhưng đó mới chỉ là những con số gây giật ḿnh, c̣n lần này là những con người cụ thể tại một khu vực cụ thể.
Vụ việc bắt đầu khi ủy ban quận Newham là nơi ông xây dựng khu thương xá trị giá gần 2 tỷ euro muốn t́m việc cho 2.000 người thất nghiệp lâu năm trong vùng, và khoảng 20.000 người đang t́m việc. Thế nhưng, trong số trên 1.000 người được tuyển mộ th́ có đến 350 người phải học đọc. Cơ quan chuyên trách về bổ túc văn hóa của chính phủ phải cử ngay giáo viên xuống dạy lại cho những người này kỹ năng đơn giản nhất là biết đọc, biết viết và biết làm tính cộng để có thể đi làm.
Thực ra th́ con số này sẽ không khiến cho những người thường đọc báo ở London phải bất ngờ. V́ cách đây 2 tháng cũng chính tờ Evening Standard này đưa ra con số thống kê rằng ở London có khoảng 1 triệu người lớn không biết đọc chữ, hoặc đọc ở mức như trẻ em 11 tuổi. Và tỷ lệ đó ở trong các nhà tù c̣n cao hơn nhiều, gần như là 50% ở mức như vậy. Theo khảo sát, 1/4 trẻ em sau khi học xong cấp tiểu học th́ vẫn không biết đọc, và 1/3 trẻ em chưa bao giờ có quyển sách nào để đọc, trong khi hệ thống thư viện ở các nơi luôn có khu sách dành riêng cho trẻ em, các phần thưởng khuyến khích trẻ em đọc sách và tặng sách miễn phí hay bán thanh lư với giá vô cùng rẻ.
Một số lư giải lại quay trở lại vấn đề xă hội và gia đ́nh. Bố mẹ các em hoặc phải lao động quá nhiều thời gian để kiếm đủ tiền nuôi gia đ́nh, không c̣n giờ cho con cái nữa, hoặc gia đ́nh quá nghèo thậm chí không có cả tiền đi xe buưt đến thư viện.Nghèo đói, vô học, thất nghiệp cao, nhiều băng đảng tội phạm chính là những yếu tố mà khi cùng tập trung lại sẽ tạo ra bạo loạn và bất ổn xă hội, chính là câu chuyện mà người ta đă chứng kiến ở nhiều nơi trên nước Anh hồi tháng trước, một điều mà khó có thể nào tin được là xảy ra ở một quốc gia văn minh như nước Anh.
Người ta đang đặt câu hỏi lớn về hệ thống giáo dục và trách nhiệm xă hội của các lănh đạo ngành giáo dục Anh quốc."
Về t́nh trạng nhiều người Việt gặp khó khăn trong việc dùng tiếng Anh
Sau đây là ư kiến của ông Đức Trần, một thành viên của Cộng đồng những người tỵ nạn từ Việt Nam vùng Đông Luân Đôn (Community Refugees from Vietnam – East London).
Ông Đức Trần (Luân Đôn)
http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#
« Thực ra, người Anh họ đă làm rất đầy đủ. Từ năm 1979 đến những năm 1990, họ đă cho ḿnh các khoản tiền để thành lập cộng đồng (…) cho người thông dịch, cho đi học tiếng Anh (…). Theo suy nghĩ b́nh thường của mọi người, th́ ở bất cứ một quốc gia nào th́ 10 năm sau, bắt buộc phải học được tiếng xứ đó. »
Chị Hạnh một thông dịch viên, mới tới Anh định cư từ gần 10 năm nay, cũng là một người hoạt động trong cộng đồng, cho biết ư kiến của chị về các khó khăn đến từ rào cản ngôn ngữ, đặc biệt ở nhóm những người cao tuổi, mới đến Anh trên dưới 10 năm nay.
Chị Hạnh (Luân Đôn)
http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#
« (…) Hôm qua đi nhổ răng cho thằng bé mà nhổ hết một loạt 10 cái răng (khiến bé phải đi cấp cứu v́ sốt) (…). Nếu chú đó có kiến thức và tiếng Anh của chú tốt hơn, chú có thể nói lại với người nha sĩ. Tôi hỏi tại sao chú không nói, chú nói là chú không nói được tiếng Anh và không có người phiên dịch cho chú. (…) khi người Việt ở bên đây không biết tiếng bản xứ, th́ rất khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không những trong giao tiếp mà c̣n phát sinh ra rất nhiều thứ ».
Anh Thái Xuân Nguyễn, một trong các nhân viên của tổ chức An Việt Foundation, cho biết về những khó khăn của một số người Việt nhập cư thuộc thế hệ thứ nhất và những nỗ lực của các cộng đồng trong việc hỗ trợ họ.
Anh Thái Xuân Nguyễn (Luân Đôn)
http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#
« (…) v́ nhiều lư do khác nhau, họ không tự tin trong sử dụng ngôn ngữ. Người miền Nam có, miền Bắc có, người già có, trẻ có, người sang đây theo kiểu hợp pháp có, bất hợp pháp cũng có. (…) »
« Rất nhiều các tổ chức khác nhau, trong đó có An Việt, tổ chức các lớp học [tiếng Anh] cho các loại đối tượng, không phân biệt, miễn là họ muốn, và học miễn phí. (…) Tôi tin là trong các hoạt động hàng ngày, bà con muốn ǵ th́ ǵ cũng phải sử dụng. Và trong các hoạt động khác nhau, dần dần họ cũng trở nên quen với vốn từ vựng tiếng Anh (…), trên cơ sở đấy, các cộng đồng khuyến khích bà con đến những chỗ có các cơ hội để giao tiếp (…) ».
Theo RFI