“Những hồ đập lớn trên địa bàn giống như những “quả bom nước” treo lơ lửng trên đầu người dân có nguy cơ “nổ” bất kỳ lúc nào đe doạ tính mạng hàng chục ngh́n người dân...” - Đó là lời cảnh báo của Ban pḥng chống lụt băo Quảng Ngăi - Quảng Nam về những hồ đập trên địa bàn đă xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều năm nay....
"Nếu không kịp thời gia cố và có phương án pḥng chống kịp thời trong mùa mưa băo năm nay, những túi nước khổng lồ từ các hồ chứa phần lớn nằm ở địa bàn miền núi và trung du bị vỡ nguy cơ đe doạ tính mạng người dân là điều khó tránh khỏi" - một quan chức ngành thuỷ lợi Quảng Ngăi đề nghị không nêu tên cho biết.
Hồ chứa Hóc Mít tại Quảng Ngăi nước lũ đă tràn bờ gây nguy cơ vỡ đập.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngăi cho biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngăi có 115 hồ chứa nước lớn phục vụ nước sản xuất cho nông nghiệp. Trong đó có đến 50 hồ chứa nước được xây dựng từ những năm 80-90 của thế kỷ trước hiện đă xuống cấp, nhưng không được duy tu, gia cố sửa chữa.
Điều đáng quan tâm là hầu hết các hồ chứa nước được xây dựng cách đây hơn 20 năm chủ yếu thi công bằng phương pháp thủ công (sức người đào đắp), nên các bờ đập đă bị nhiều lỗ ṛ rỉ.
'Đặc biệt là tần suất mưa lũ ngày càn khác biệt so với qui luật, nên rất khó điều tiết các hồ chứa' - chuyên gia thuỷ lợi trên nói.
Hiện các hồ chứa này có nguy cơ vỡ đập, đe dọa tính mạng hàng trăm ngh́n người dân sống ở vùng hạ lưu và khu vực dưới chân đập. Nhiều hồ đập đă bị sụt lún bờ đập không được gia cố kịp thời.
Ngay trong đợt mữa lũ vừa qua, ngành nông nghiệp đă kiểm tra và phát hiện sự xuống cấp tại 50 hồ đập lớn có sức chứa hàng triệu m3.
Hầu hết các hồ chứa này thuộc loại “hồ treo” nằm ở độ cao so với các khu dân cư trong khu vực.
Khảo sát trong đợt mưa lũ này tại các hồ chứa nước trên địa bàn Quảng Ngăi trong đợt mưa lũ này có 50/115 hồ đập lớn trong t́nh trạng báo động đỏ, hiện có 30 hồ nằm trong danh sách cần “quan tâm đặc biệt 24/24 giờ” của ban pḥng chống lụt băo tỉnh.
Nhiều hồ có dung tích hàng triệu mét khối treo lơ lửng trên đầu người dân trong một khu vực nhỏ như tại xă Đức Phú huyện Mộ Đức hiện có đến 4 hồ thủy lợi với dung tích gần 40 triệu m3 nước gồm Mạch Điểu, Hóc Mít, Hóc Sằm, Lỗ Thùng chỉ cách khu dân cư chưa đầy… 50m đang là mối đe dọa của hơn 2.000 hộ dân với 8.000 nhân khẩu.
Hiện cả 4 hồ đều xuống cấp nghiêm trọng, có hồ đang trong gia đoạn thi công, sửa chữa chưa hoàn thành nên rất dễ xảy ra t́nh trạng vỡ đập.
Tại hồ Hóc Mít, trong những ngày vừa qua nước lũ đă tràn đập và người dân cùng đơn vị thi công phải dùng bao cát ngăn không cho nước tràn qua đập gây nên t́nh trạng vỡ đập.
C̣n tại các hồ chứa nước khác ở các huyện Nghĩa Hành, B́nh Sơn, Đức Phổ, Tây Trà, Sơn Hà nằm trong t́nh trạng tương tự, đe dọa hàng trăm ngh́n người dân phía hạ lưu.
Hồ chứa nước Phú Ninh (Quảng Nam) đă được gia cố an toàn.
Tương tự, tại Quảng Nam, hiện có 73 hồ đập (chưa kể các hồ chứa thuỷ điện nằm ở thượng nguồn vùng núi). Các hồ đập này cũng được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỳ trước. Trong đó Hồ chứa nước Phú Ninh là hồ chứa lớn nhất khu vực.
Qua khảo sát, chỉ có 10 hồ đập mới được gia cố sữa chữa đảm bảo an toàn, số c̣n lại 63 hồ chứa cũng đang xuống cấp nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, qua khảo sát sơ bộ, 10 hồ chứa nước lớn đe doạ hàng trăm ngh́n dân như hồ Phú Ninh đă được gia cố an toàn. Số c̣n lại đang xuống cấp và nằm trong diện phải theo dơi và ứng trực khi có mưa lũ để đảm bảo an toàn.
Theo nhận định của Ban pḥng chống lụt băo hai tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngăi, mỗi mùa mưa băo, lo lắng nhất là sự an nguy của các hồ chứa nước trên địa bàn xuống cấp. Bởi các hồ chứa nước này nếu bị vỡ chẳng khác nào những trái “bom nước” gây thiệt hại nặng về kinh tế và đe doạ tính mạng người dân nếu không được kiểm soát an toàn.
Vũ Trung/VNN