Sau chiến thắng 3-0 trước Hà Lan sáng nay, Đức đă lộ diện là một ứng viên nặng kư cho ngôi vô địch EURO 2012. Dẫu vậy, họ vẫn ấp ủ một kế hoạch táo bạo đi trước thời đại.
ĐT Đức không hài ṿng với những ǵ đang có
Từ đống tro tàn cách đây hơn 10 năm, bóng đá Đức trải qua cuộc “tái sinh đau đớn” để t́m lại ánh hào quang quá khứ. Một đề án khổng lồ được xây dựng xuyên suốt tới tất cả các cấp độ bóng đá tại quốc gia này đă làm thay đổi hoàn toàn cái nh́n của thế giới đối với họ.
Từ một đội bóng nổi tiếng xù x́, khô cứng như những cỗ máy th́ giờ đây, ĐT Đức chơi thứ bóng đá chính xác, hợp lư nhưng không thiếu phần tinh tế, cống hiến. Mấu chốt không chỉ bởi hiện nay ĐT Đức sở hữu lứa cầu thủ trẻ tài năng mà c̣n nhờ HLV Joachim Loew đă vận dụng cực kỳ thành công sơ đồ 4-2-3-1.
Với sơ đồ này, “Die Mannschaft” đă liên tiếp thắng thuyết phục những đối thủ tên tuổi như Brazil, Uruguay, Hà Lan trong năm qua, cũng như toàn thắng cả 10 trận tại ṿng loại EURO 2012. Và người Đức đầy ắp tự tin sẽ chinh phục thành công EURO 2012, danh hiệu lớn đầu tiên mà họ đă chờ đợi từ năm 1996.
Tuy nhiên, hiểu rơ quy luật phát triển bóng đá là không được phép hài ḷng với những ǵ đang có, LĐBĐ Đức (DFB) đang tiếp tục cải tiến triết lư bóng đá để hoàn thiện ḿnh hơn nữa. Theo đó, công tác đào tạo trên toàn nước Đức sẽ được cập nhật những ư tưởng mới nhất từ DFB.
GĐKT Matthias Sammer của DFB là "người hùng" trong sự hồi sinh của ĐT Đức
Tương lai có thể là 4-2-4
Từ 5 năm trước, “Hoàng đế” Franz Beckenbauer đă viết rằng, đối với các cầu thủ trẻ, hiệu quả nhất là được hướng dẫn đào tạo theo sơ đồ 4-2-4. Ông cũng phân tích rằng không cần phải có mẫu trung phong “đầu mối” của các cuộc tấn công, mà tất cả các tiền đạo đều cần hoàn thiện các kỹ năng một cách toàn diện.
Chủ đề này tiếp tục được gợi lại trong năm 2009, khi Trưởng bộ phận trinh sát của DFB là Urs Siegenthaler đưa ra câu hỏi: “Tại sao lại không thể chơi với 4 tiền đạo?”.
Ông phân tích: “Barca chơi với 3 tiền đạo và đột nhiên, cả thế giới học theo cách chơi này. Nhưng thực tế chứng minh rằng, việc đạt thành công liên tục có thể ức chế sự phát triển của chính bản thân. Chúng ta cần phải t́m ra con đường riêng của chính ḿnh, ngay cả khi nó mang tính khiêu khích”.
Giờ đây, câu hỏi của Siegenthaler đă không c̣n nằm trên lư thuyết nữa. Hồi tháng 8 và 9 vừa qua, đội U20 Đức do HLV Frank Wormuth dẫn dắt đă thử áp dụng sơ đồ 4-2-4. Cả 4 tiền đạo của đội, không có ai lĩnh nhiệm vụ ghi bàn chủ lực mà tất cả cùng hỗ trợ nhau, t́m kiếm bóng và cùng lập công. Khi được hỏi về chiến thuật này, Wormuth nói: “Barca đă chứng minh rằng hoàn toàn có thể chơi tốt mà không cần đến một trung phong cổ điển”.
Dĩ nhiên, ĐT Đức không thể áp dụng ngay sơ đồ 4-2-4 này ngay lập tức mà cần có thời gian thể nghiệm. Như trong trận đại thắng Hà Lan 3-0 sáng nay, Miroslav Klose là tiền đạo chơi cao nhất, nhưng không phải lúc nào anh cũng có mặt trong ṿng cấm mà thường xuyên di chuyển rộng. Các mũi tấn công của “Die Mannschaft” có thể đến từ bất kỳ cầu thủ nào ở phía sau, từ Mesut Oezil hoặc Thomas Mueller. Khi đó, họ cũng chính là những tiền đạo săn bàn chứ không chỉ là tiền vệ đơn thuần.
Với sơ đồ 4-2-3-1, Đức đă khuất phục nhiều đội bóng lớn
Phát triển tư duy quan trọng hơn kinh nghiệm
Trước kia, ĐT Đức luôn xem trọng kinh nghiệm nên nhiều cầu thủ 25 tuổi vẫn được xem là "non nớt". Nhưng dưới triều đại của HLV Loew, tuổi tác không nói lên điều ǵ, chỉ cần đủ tài năng là sẽ có cơ hội được trọng dụng. Ông không e ngại xáo trộn mọi nguyên tắc để phát hiện những cái mới không ngờ tới.
Trước World Cup 2010 chỉ 3 tháng, Loew cho gọi Mueller lần đầu tiên và sau đó cầu thủ 20 tuổi này đă trở thành Vua phá lưới tại Nam Phi. Trong trận bán kết với Tây Ban Nha, khi Mueller không thể thi đấu v́ án treo gị, ông cũng trao cơ hội cho Toni Kroos hoàn toàn chưa có kinh nghiệm thay v́ Piotr Trochowski.
Loew đă lư giải cho những quyết định của ḿnh trong một buổi thảo luận tại học viện đào tạo trẻ của CLB Freiburg hồi tháng 10: “Phát triển nhận thức là vô cùng quan trọng. Theo tôi, sự trưởng thành về tư duy quan trọng hơn bao giờ hết. Một cầu thủ thông minh sẽ dễ tiếp thu và áp dụng những ǵ học được vào thực tiễn hơn.
Những Oezil, Mario Goetze, Mats Hummels, Holger Badstuber là những cầu thủ đă trưởng thành nhanh chóng ngay từ khi c̣n rất trẻ. Một vài năm trước tôi vẫn chưa nh́n thấy được điều này”.
Thật vậy, kể từ sau World Cup 2010, Loew đă không c̣n ngó ngàng đến Hans Joerg Butt, Arne Friedrich, Serdar Tasci, Piotr Trochowski, và Stefan Kiessling mà tin tưởng vào lớp trẻ thay thế, những người mà ông tin là đủ thông minh để đáp ứng yêu cầu của ḿnh.
Loew nhấn mạnh việc đào tạo con người quan trọng hơn bất kỳ chiến thuật nào
Tŕnh độ cá nhân quan trọng hơn chiến thuật
Cũng tại cuộc thảo luận trên, Loew nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của mỗi cá nhân trong các trận bóng đá ngày nay.
“Các cầu thủ của chúng tôi rơ ràng đă được cải thiện đáng kể về mặt kỹ thuật cá nhân. Không gian thi đấu ngày càng ít hơn và thời gian xử lư một pha bóng cũng thu hẹp hơn. V́ vậy, kỹ thuật cá nhân là yếu tố quan trọng nhất trong công tác đào tạo, quan trọng hơn hệ thống thi đấu”.
Với nền tảng thể lực của các cầu thủ liên tục được cải thiện, những sai lầm cá nhân sẽ rất khó chấp nhận. Khi một cầu thủ nhận bóng, trước tiên họ phải kiểm soát nó thật tốt bởi nếu không, nhiều khả năng sẽ lập tức có cầu thủ đối phương lao vào tranh cướp.
Do đó, Loew nhấn mạnh nền tảng cơ bản của mỗi cầu thủ là tối quan trọng: “Chúng ta cần học cách giải quyết những pha bóng phức tạp bằng cách đơn giản nhất, nhanh chóng t́m ra giải pháp trong không gian nhỏ nhất”. Để làm được như vậy th́ cách tốt nhất là các cầu thủ trẻ cần được đào tạo đủ kỹ năng cơ bản rồi mới nghĩ đến việc học tập về chiến thuật bóng đá.
Và người Đức tin tưởng rằng với cách làm đang theo đuổi, bóng đá Đức sẽ luôn duy tŕ vị thế hàng đầu của ḿnh trên trường bóng đá quốc tế.
SƠN TÙNG - Bongdaplus.vn