Trung Quốc chiếm thế thượng phong tại lục địa đen? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-09-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,132
Thanks: 11
Thanked 13,534 Times in 10,812 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Trung Quốc chiếm thế thượng phong tại lục địa đen?

Trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu, Trung Quốc xác định châu Phi là địa bàn trọng điểm, bởi ở đó Bắc Kinh phần nào dễ thở hơn trước sự cạnh tranh quyết liệt của Washington.

Miếng bánh màu mỡ


Châu Phi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, là miếng bánh màu mỡ khiến nhiều quốc gia nḥm ngó. Theo các số liệu thống kê, lục địa đen chiếm tới 40% trữ lượng vàng và hơn 85% trữ lượng bạch kim, crom của thế giới. Châu Phi cũng là khu vực sản xuất vanadium, coban, kim cương hàng đầu...

Năm 2010, châu Phi chiếm 13% sản lượng dầu mỏ thế giới, trong đó vùng hạ Sahara chiếm 7,25% (EIA 2011). Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự báo tiềm năng tăng trưởng sản lượng dầu lớn nhất đến năm 2035 ở các nước thành viên OPEC (Nigeria và Angôla) và các nước không thuộc OPEC thuộc vùng hạ Sahara ở mức cao, từ 4,2 - 5,3 triệu thùng một ngày.

Năm 2010, 7% lượng dầu nhập khẩu vào EU, tương đương khoảng 314 triệu thùng và trị giá 65 tỷ USD, là từ khu vực cận sa mạc Sahara, trong đó, Nigeria đóng góp một nửa. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới, Nigeria được coi là nhà cung cấp tiềm năng quan trọng cho châu Âu nếu ngành công nghiệp dầu mỏ có thể được phát triển ở nước này. Những nước nhập khẩu dầu chính ở châu Âu bao gồm: Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Italy.

Đối với Angola, châu Âu không phải là thị trường quan trọng nhất nếu so với Mỹ và Trung Quốc nhưng vẫn là thị trường tiêu thụ lớn, với Pháp là nước nhập khẩu chính. Với Trung Quốc, châu Phi không chỉ cung cấp năng lượng, khoáng sản mà c̣n là “vựa lương thực”.


Nông dân Trung Quốc tràn sang châu Phi.

Trong những báo cáo gần đây của Standard Bank, các nhà nghiên cứu Simon Freemantle và Jeremy Stevens nhận định, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu hụt lương thực nghiêm trọng trong tương lai gần. Trung Quốc không thể sản xuất đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước của cơ cấu dân số đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt hiện nay.

Do đó, giới chức Bắc Kinh để mắt tới tiềm năng nông nghiệp rất lớn của châu Phi và xây dựng quan hệ gần gũi với nhiều quốc gia lục địa đen, chẳng hạn Mozambique - nơi Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào ngành nông nghiệp để sản xuất đậu nành, thuốc lá, cà phê, trà và bông đáp ứng nhu cầu thiêu thụ của thị trường Trung Quốc.

Đẩy mạnh thương mại

Theo David Shinn, cựu Đại sứ Mỹ tại Burkina Faso và Ethiopia, năm 2009, Trung Quốc qua mặt Mỹ, trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các vấn đề châu Phi ngày 1/11/2011, David Shinn ước tính, năm 2010 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với lục địa đen đạt khoảng 127 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2009, trong đó lĩnh vực năng lương chiếm tới hơn 70% giá trị. Các nước châu Phi cũng cung cấp khoảng 30% lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc. Trong khi đó, kim ngạch thương mại của Mỹ với châu Phi chỉ đạt 113 tỷ USD trong năm 2010.

Thượng nghị sĩ có tên Coons nhận định, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc ở châu Phi “thực sự gây sửng sốt”. Đầu tư và thương mại của nước này vào châu Phi tăng với tốc độ chóng mặt trong khoảng thời gian từ năm 2000-2010, ở mức 1.000%.

Đầu tư của Bắc Kinh tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt, như xây dựng các nhà máy lọc dầu, cảng biển, đường bộ, cầu, đường sắt và sân bay. Các dự án này được cung cấp các khoản vay ưu đăi, một số trong số đó được hưởng lăi suất 0% trong ṿng 20 năm. Ông Shinn cho biết, các dự án trong số đó có thỏa thuận kư với Angola trị giá 14,5 tỷ USD; Ghana trị giá 13 tỷ USD… Đổi lại, Trung Quốc được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia này, chẳng hạn dầu và các khoáng sản hiếm cần cho sản xuất laptop, điện thoại thông minh và tivi màn h́nh phẳng...

Châu Phi: Bệnh nhân hay đối tác?

Nhiều nghị sĩ Mỹ nhận định, Washington đối xử với các quốc gia châu Phi như những “bệnh nhân” chứ không phải đối tác. Tại buổi điều trần nói trên, nghị sĩ Coons ước tính 70% đầu tư của Chính phủ Mỹ vào châu Phi liên quan trực tiếp tới các chương tŕnh y tế nhằm chống HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi và nhiều căn bệnh khác.

Nghị sĩ Coons nhận định: “Chúng ta có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh tật nhưng thất bại trong việc giành trái tim và khối óc của người dân châu Phi”. Theo giới phân tích, hướng can dự này có phần “tiêu cực” khi “phớt lờ” ưu tiên của các Chính phủ châu Phi như xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy lọc dầu, cảng biển và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dài hơi khác.

Chẳng hạn ở Liberia, Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf tuyên bố ưu tiên hàng đầu của Chính phủ của bà là tái thiết các tuyến đường bộ. Bà này không thể gây quỹ từ các quốc gia phương Tây và Ngân hàng Thế giới WB, do đó Chính phủ nước này đang t́m tới Trung Quốc với nguồn vốn hết sức dồi dào mà lại có ít các điều kiện ràng buộc.

Angola cũng hướng tới Trung Quốc sau khi thất bại trong việc huy động vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng từ phương Tây. Châu Âu và Mỹ từ chối cung cấp các khoản vay và chuyên gia tới châu Phi để giúp xây dựng các dự án này. Ngược lại, khi t́m đến Trung Quốc, các quốc gia lục địa đen nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt t́nh – điều mà các quốc gia này chưa từng nhận được.

Sức mạnh mềm

Trung Quốc có các mối quan hệ chính trị lâu đời với nhiều quốc gia châu Phi. Từ những năm 1950, Bắc Kinh hỗ trợ các nước theo chế độ xă hội chủ nghĩa ở châu Phi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường ray, sân vận động, các ṭa nhà Chính phủ và nhiều dự án khác. Đầu những năm 1970, Bắc Kinh giúp xây dựng tuyến đường ray đầy tham vọng Tanzania-Zambia – được thiết kế để vận chuyển đồng từ Zambia tới cảng Dar-es-Salaam của Tanzania.

Ngày nay, Trung Quốc có quan hệ ngoại giao và có đại sứ quán ở 50 quốc gia châu Phi. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm châu Phi 6 lần. Trong khi đó, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng có các chuyến thăm thường niên tới nhiều quốc gia lục địa đen. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama mới thăm châu Phi có hai lần và ít có các liên hệ cá nhân với các nước châu Phi.

Giới chức Trung Quốc ước tính, từ năm 1949, Bắc Kinh cung cấp học bổng cho 18.000 sinh viên từ 50 quốc gia châu Phi và 700 giáo viên từ 33 nước lục địa Đen. Từ năm 2009, Chính quyền Bắc Kinh cung cấp 4.000 suất học bổng mỗi năm cho các sinh viên châu Phi. Bên cạnh đó, Trung quốc cũng tài trợ để xây dựng hơn 20 Học viện Khổng tử tại các ĐH ở châu Phi. Các học viện này dạy lịch sử, văn hóa, tiếng Trung Quốc và thúc đẩy giao lưu giao lưu văn hóa. Các cơ quan thông tấn báo chí, phương tiện truyền thông thiết lập hơn 20 cơ quan ở châu Phi với các văn pḥng đại diện khu vực ở Nairobi và Cairo.

Ngoài ra, “ngoại giao y tế” cũng là công cụ triển khai quyền lực mềm được Trung Quốc sử dụng hiệu quả. Theo Bộ Y tế nước này, tính tới cuối năm ngoái, Bắc Kinh đă cử 17.000 nhân viên y tế tới 48 quốc gia châu Phi. Thêm vào đó, hơn 1.000 bác sĩ Trung Quốc cũng đang làm việc tại hơn 40 quốc gia châu Phi trong năm 2009.

Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh tham gia các hoạt động ǵn giữ ḥa b́nh, các chiến dịch chống cướp biển và nhiều hoạt động tái thiết sau chiến tranh tại lục địa Đen. Hiện Trung Quốc có khoảng 1.600 nhân viên ǵn giữ ḥa b́nh tại châu lục này.

Chạy đua vũ trang

Tăng cường quan hệ quân sự cũng là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng cường can dự vào châu Phi của lănh đạo Bắc Kinh. Dù không có căn cứ quân sự tại lục địa Đen nhưng Trung Quốc bán nhiều vũ khí cho các quốc gia khu vực này, trong đó có cả máy bay chiến đấu. Năm 2008, Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) ước tính Trung Quốc kiểm soát khoảng 15% thị phần vũ khí châu Phi. Trung Quốc là nước xuất khẩu các vũ khí thông thường, hạng nhẹ đứng thứ 3 thế giới sang châu Phi sau Đức và Nga. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tổ chức huấn luyện và trao đổi quân sự với 25 quốc gia châu Phi.

Theo tờ Allafrica.com, quân đội Zimbabwe mới nhận các lô hàng vũ khí hạng nhẹ của Trung Quốc, bao gồm 20.000 súng AK-47, quân phục và hàng chục xe tải quân sự. Cũng theo tờ báo này, các giới chức Trung Quốc cũng đang tư vấn cho các cơ quan t́nh báo của Zimbabwe. Ngoài ra, Bắc Kinh cho Zimbabwe vay 97 triệu USD để xây dựng các trại huấn luyện t́nh báo ở ngoại ô Harare. Đổi lại, Trung Quốc nhận được bạch kim, lithi, nhôm, kẽm… cũng như đất canh tác nông nghiệp của Zimbabwe.

Giới phân tích nhận định, việc Trung Quốc tăng cường can dự về mặt quân sự vào các quốc gia đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ có thể gây ra nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Trung.

Về phần ḿnh, Trung Quốc cũng có thể lôi kéo thêm nhiều đồng minh – những Chính phủ có tư tưởng bài phương Tây ở châu Phi. Điều này có thể dẫn tới một kịch bản khó lường, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Mỹ quyết định tăng cường vai tṛ của Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) – có liên quan tới các hoạt động chống khủng bố ở hàng chục quốc gia châu Phi – thông qua việc triển khai các lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Uganda…

V́ vậy, Trung Quốc là thế lực “đáng gờm” đối với Mỹ trong cuộc đua quyền lực tại lục địa đen, nếu không muốn nói Bắc Kinh phần nào chiếm thế thượng phong so với Washing trong cuộc đua quyết liệt này.

Thủy Tiên/baodatviet
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tg_9.12_TQ.jpg
Views:	6
Size:	27.5 KB
ID:	341051
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06261 seconds with 14 queries