Chỉ có vai tṛ là lực lượng hỗ trợ cùng các cơ quan chức năng trong việc ǵn giữ trật tự đô thị, an toàn giao thông… Tuy nhiên thời gian qua lực lượng này có nhiều việc làm vượt thẩm quyền gây bức xúc dư luận.
Đă đến lúc t́nh trạng “bát nháo” của lực lượng tự quản đô thị Hà Nội cần phải được chấn chỉnh.
Bài 1: Rối từ trang phục đến tên gọi
Lực lượng tự quản rối từ trang phục cho đến tên gọi. Ảnh: Minh Đức - Nguyễn Tú.
Cùng chức năng & nhiệm vụ, thế nhưng trang phục cho lực lượng tự quản đô thị ở các quận, huyện Hà Nội lại mỗi nơi một kiểu, thậm chí ngay cả tên gọi của lực lượng này cũng mỗi nơi mỗi khác.
Một phường, có hai loại trang phục
Đồng phục cho lực lượng tự quản mỗi nơi một kiểu. Ảnh: T.N.
Chiều 30/3, chiếc xe tuần tra mang BKS 31A-7517 của lực lượng công an quận Đống Đa di chuyển trên các tuyến phố Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Cát Linh (Hà Nội)..., chủ yếu để kiểm tra xử lư các trường hợp ôtô dừng đỗ sai quy định.
Nhiều người dân tham gia giao thông tỏ ra thắc mắc bởi trên xe ngoài hai cảnh sát (một cảnh sát trật tự; một cảnh sát giao thông), phía sau thùng xe có bốn vị tay cầm gậy, đầu đội mũ bảo hiểm nhưng trang phục ăn mặc lại khác nhau.
Người th́ mặc đồng phục màu vàng be, người lại mặc đồng phục màu xanh nhạt. “Hàng ngày họ đi tuần tra, kiểm tra các tuyến phố cùng với lực lượng công an nhưng nói thật chúng tôi cũng không biết họ thuộc lực lượng nào v́ trang phục mỗi người một kiểu. Lúc màu xanh như nhân viên bảo vệ, lúc th́ màu vàng nhạt như của thanh tra xây dựng”, bác Lê Hùng ở phố Cát Linh kể.
Qua t́m hiểu được biết đây là đội tuần tra của công an quận, 4 vị ngồi sau thùng xe đều là lực lượng tự quản đô thị được cắt cử từ các phường. Trang phục cho lực lượng tự quản đô thị đă được quận Đống Đa thống nhất cùng một màu vàng be, thế nhưng hiện ở các phường vẫn có nơi ăn mặc khác nhau.
Có người lúc mặc đồng phục do quận cấp, lúc th́ mặc đồng phục cũ trước đây của phường cấp. Có người th́ mặc trang phục mùa đông, có người mặc trang phục mùa hè, thậm chí có người mặc nhiều loại trang phục v́ họ vừa làm tự quản đô thị vừa làm bảo vệ dân phố.
“Trước trang phục do các phường tự lo, mới đây quận cấp thống nhất. Việc cùng là lực lượng trật tự đô thị nhưng trang phục màu khác nhau, thậm chí trong một phường có hai loại trang phục v́ có người vẫn mặc lại trang phục cũ của phường cấp trước đây và không loại trừ có trường hợp vừa tham gia tự quản vừa tham gia bảo vệ dân phố nên ăn mặc lúc màu này, lúc màu khác”, lănh đạo UBND phường Kim Liên cho biết.
Theo ghi nhận, trang phục cho lực lượng tự quản đô thị ở các quận vẫn muôn màu, muôn vẻ.
Tại quận Hai Bà Trưng, trang phục cho lực lượng này gồm áo: màu xanh; quần: màu tím than và được trang bị mũ vải mềm như những nhân viên bảo vệ công sở.
Trong khi đó tại quận Ba Đ́nh, lực lượng này được trang bị quần, áo, mũ đều có màu tím than. Nhưng tại quận Hoàn Kiếm tự quản đô thị lại mặc quần áo xanh nhạt, đeo băng đỏ. C̣n tại quận Cầu Giấy, trang phục cho lực lượng này lại rất giống màu áo của lực lượng an ninh.
“Họ ăn mặc như công an, quân đội lại c̣n được trang bị dùi cui, nên trong quá tŕnh làm việc nhiều người đă không thể nhận biết được đó là lực lượng nào, đang làm nhiệm vụ ǵ. Nếu họ là những người thực thi pháp luật, th́ thành phố cần phải có trang phục thống nhất cho lực lượng này trong khi làm nhiệm vụ để người dân dễ phân biệt”, ông Nguyễn Hữu Dũng ở quận Cầu Giấy nói.
Lực lượng tự quản phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng (Hà Nội) làm việc tại đường Đại La sáng 31/3. Ảnh: PV.
Loạn cả tên gọi
Với vai tṛ hỗ trợ cùng các cơ quan chức năng thực thi pháp luật, tham gia rất sâu vào công tác đảm bảo, ǵn giữ trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố, thế nhưng ngay cả tên gọi của lực lượng này mỗi nơi vẫn gọi một kiểu.
Theo ông Trần Đức Hiếu, Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), căn cứ vào t́nh h́nh thực tế của địa bàn chỉ tiêu về lực lượng tự quản đô thị mỗi phường khác nhau.
“Địa bàn phường Cửa Nam có ga Hà Nội nên có lực lượng này đông nhất với 18 người. Chúng tôi gọi họ là lực lượng tự quản chuyên trách trật tự đô thị, họ được UBND phường kư hợp đồng lao động, công an phường phân công công việc hàng ngày”, ông Hiếu nói.
Ngay trong cùng một quận nhưng tên gọi về lực lượng này cũng hiểu khác nhau. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND phường Ngô Th́ Nhậm (quận Hai Bà Trưng) cho hay, hiện có hai lực lượng mà phường hay gọi là lực lượng bảo vệ dân phố dân pḥng và lực lượng tự quản trật tự đô thị.
“Đối với lực lượng tự quản đô thị mỗi phường thường có chỉ tiêu từ 10 đến 12 người, họ được UBND phường kư hợp đồng lao động c̣n công an phường hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng điều hành công việc hằng ngày. Đa phần họ được lấy từ dân pḥng lên để làm tự quản đô thị và được hưởng chế độ theo Nghị định 38”, ông Khang cho biết.
Trong khi đó, ông Triệu Như Long, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) lại cho rằng: “Chúng tôi gọi lực lượng này là lực lượng dân pḥng chuyên trách đô thị. Họ do UBND kư hợp đồng lao động để phối hợp với lực lượng công an phường hằng ngày duy tŕ, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn theo sự phân công, hướng dẫn của công an phường”.
Chủ tịch UBND phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) Nguyễn Minh Tuyên cho biết, lực lượng bảo vệ dân phố, dân pḥng th́ nhiều nhưng ở phường chỉ có 15 người được gọi là dân pḥng chuyên trách thường xuyên phối hợp với công an phường làm nhiệm vụ giữ ǵn an ninh trật tự, an toàn giao thông.
“Chúng tôi gọi họ là lực lượng dân pḥng chuyên trách. Họ do UBND phường trực tiếp kư hợp đồng lao động, với mỗi tháng được trả 880 ngh́n đồng. Tên gọi lực lượng này trên gọi thế nào th́ dưới chúng tôi gọi thế”, ông Tuyên cho biết.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, th́ về pháp lư, ở các phường chỉ có lực lượng bảo vệ dân phố được quy định trong Nghị định 38 của Chính phủ; Pháp lệnh bảo vệ dân pḥng và Nghị quyết NQ/21-2008, ngày 11/12/2008 của HĐND TP Hà Nội, trong đó quy định rơ chức năng nhiệm vụ, khuôn khổ hoạt động, phụ cấp nhằm hỗ trợ chính quyền cơ sở (chủ yếu là lực lượng công an phường trong việc giữ ǵn trật tự đô thị, an toàn giao thông).
Về lực lượng tự quản đô thị, năm 2008 khi Hà Nội thực hiện việc hợp nhất, qua đề xuất và được TP đồng ư để triển khai lực lượng này cùng các lực lượng tự quản khác như: Hội Phụ nữ tự quản, cựu chiến binh tự quản, thanh niên tự quản… ở các phường. “Đây là lực lượng hỗ trợ, hoạt động trên cơ sở tự nguyện và hiện vẫn thực hiện theo Nghị định số 38 về bảo vệ dân phố”, ông Nam nói.
Tại Nghị định số 38/2006 Chính phủ và Thông tư liên tịch về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38 quy định nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ dân phố nhưng không đề cập đến đồng phục, trang phục của lực lượng này.
Theo Nhóm PV thời sự
Tiền phong