(ĐVO) -
Hôm qua, một clip ngắn quay cảnh học sinh một trường PTTH sau khi biết tin Bộ GDĐT công bố không thi tốt nghiệp môn Sử đă xé tung đề cương ôn thi môn này và vứt trắng xóa sân trường. Mới đầu tôi cũng thấy sốc, nhưng rồi lại nghĩ, với kiểu dạy nhồi sọ và học vẹt thế này, các em đồng ḷng xé hết th́ đă sao?
Không biết rồi tới đây, học sinh của trường PTTH Nguyễn Hiền ở TP.HCM (địa điểm được xác định trong clip) có bị pḥng GD hay Sở GDĐT làm khó dễ ǵ không? Điều đáng trách nhất trong chuyện này với tôi chỉ là vấn đề ư thức của các em, xé giấy và vứt bừa ra sân trường như vậy hẳn không phải là một thói quen tốt cho văn minh.
Gần đây, những quyết định bất ngờ trong chuyện thi cử như bỏ thi môn Văn đầu vào ở các trường nghệ thuật, bỏ thi môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp cho thấy sự xuống cấp thê thảm trong quan điểm giáo dục nước nhà. Các môn khoa học xă hội nhân văn bị xem nhẹ, bị rẻ rúng, bảo sao càng ngày chúng ta càng có những thế hệ trẻ em lớn lên cộc cằn, thiếu hụt một đời sống tâm hồn.
H́nh ảnh được cho là đề cương môn Sử học sinh xé và rải trắng sân trường.
Bao nhiêu chuyên gia giáo dục đă lên tiếng về phương pháp giáo dục “nhồi sọ” kiến thức các môn khoa học xă hội bao năm nay. Từ bé, các em đă được học thuộc ḷng các bài văn mẫu, phải phân tích văn thơ đúng theo ư thầy cô, tiếp cận các kiến thức lịch sử theo một chiều áp đặt khô cứng. Có quan chức nào của Bộ GDĐT lắng nghe điều này để quyết tâm thay đổi?
Không ai cả. Và cho đến hôm nay, chúng ta đă nhận được sự phản ứng của học sinh như một lời đáp trả. Một sự nghiệp đến trường 12 năm đằng đẵng không phải v́ sự khát khao kiến thức, không có niềm say mê, không có cảm hứng được khám phá những chân trời khôn cùng của trí tuệ đă đưa đến một hành động dễ hiểu như thế đấy.
Đừng ai quy chụp hành động của đám trẻ con nọ là “quay lưng lại với lịch sử nước nhà” mặc dù “nâng quan điểm” là việc làm yêu thích của người lớn. Chúng chỉ phản ứng lại cách dạy nhồi nhét kiến thức và áp đặt, chúng không tồi tệ đến mức xem đó như một hành động phản kháng với những máu xương dựng nước và giữ nước của dân tộc này đâu.
Cuộc sống luôn là một ḍng chảy vận động không ngừng, đừng ai lấy đôi mắt của vài chục năm trước để soi xét lớp trẻ của thời đại này để lên án chúng. Hăy học cách hiểu nhau nhiều hơn. Hăy xem tṛ xé đề cương này là một cái tát để cho những ai c̣n u mê kịp tỉnh lại trước khi trôi lừ lừ vào sự tối tăm không thể nào hoán cải.
Một nền giáo dục dựa trên nền tảng của sự học đối phó với thi cử, để trả nợ cho các bậc sinh thành chứ không phải v́ sự khát khao kiến thức và tiếp truyền tri thức th́ có những cách phản kháng thế này cũng là dễ hiểu.
Tôi chợt có một ước muốn hơi... khùng. Đó là học tṛ trên khắp cả nước, hễ em nào có đủ nhận thức để thấy rằng những kiến thức ḿnh đang bị nhồi nhét chẳng có ích ǵ cho đời ḿnh, th́ cứ xé toang những sách vở ấy đi. Nếu điều đó là thực, th́ e rằng không chỉ một sân trường Nguyễn Hiền trắng xóa.
Xé đến thế, nhưng rồi cũng chẳng biết cái thảm cảnh màu trắng kinh hoàng ấy có đủ sức đánh thức và lay động lương tri của những người có trọng trách lo cho sự học của người dân cả nước không? Liệu họ có rời cái đường ray cũ kỹ ṃn vẹt để lái đoàn tàu sang một hướng khác?
Tính đến một công cuộc cải cách giáo dục một cách tổng thể và quyết liệt ở thời điểm này đă quá muộn rồi, chỉ cần một năm chậm trễ là có thêm một thế hệ ra đời với cái đầu thiếu hụt và rỗng tuếch, sự tụt hậu của đất nước sẽ lại muộn thêm tới vài chục năm.
Nhưng không làm ǵ, cứ để thế này th́ mọi sự c̣n tồi tệ măi đến bao giờ?
Bọn trẻ đă lên tiếng bằng hành động của chúng rồi đó. Người lớn chúng ta phải làm ǵ đi chứ?
Mi An - ĐấtViệt