Mới 35 tuổi nhưng đă có gần 20 cuốn sách được in và phát hành, đó là "gia tài" của anh Lê Thái Dũng, một cán bộ tư pháp phường ở Nghĩa Tân- Cầu Giấy- Hà Nội.
Cán bộ tư pháp nợ duyên với nghiệp viết sách
Thi đỗ và học tại hai trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, năm 2002, Lê Thái Dũng tốt nghiệp Học viện hành chính. Một năm sau tiếp tục tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội. Đến năm 2004, anh theo học một lớp đào tạo Luật sư và định chọn đó là con đường đi cho tương lai của ḿnh. Trải qua quăng thời gian lăn lộn với nhiều nghề, cuối cùng anh trở thành một cán bộ Tư pháp tại phường Nghĩa Tân như hiện nay.
|
Anh Lê Thái Dũng và những cuốn sách lịch sử đă xuất bản của ḿnh |
Gắn bó với công việc hiện tại gần chục năm, người cán bộ Tư pháp Lê Thái Dũng luôn là một trong những tấm gương tiêu biểu trong công tác cũng như phong trào quần chúng. Anh là một trong những đại diện của phường Nghĩa Tân tham dự và đạt giải cao tại Hội thi Cán bộ Tư pháp hộ tịch giỏi toàn thành phố.
Không chỉ là người được biết đến là một cán bộ gương mẫu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc được giao, Lê Thái Dũng c̣n được mọi người ngưỡng mộ bởi anh có một vốn kiến thức lịch sử tuyệt vời và là tác giả của rất nhiều cuốn sách lịch sử.
Một cán bộ Tư pháp hộ tịch sở hữu gần hai mươi cuốn sách lịch sử do chính ḿnh biên khảo quả là một chuyện hơi “khó tin”. Nhưng nếu tiếp xúc và t́m hiểu quá tŕnh để tạo nên những quyển sách đầy giá trị kia mới biết, đó là cả một quá tŕnh gian khổ, là niềm đam mê và đầy nhiệt huyết mới có thể khiến người cán bộ Tư pháp đó làm được.
Anh yêu thích lịch sử nhưng đặc biệt là lịch sử nước ta từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước tới các triều đại phong kiến như Lư, Trần, Hồ, Hậu Lê…
Ở quăng thời gian lịch sử đó, anh ṭ ṃ về rất nhiều điều. Những ǵ đọc được trong sách dường như chưa thể giải tỏa cơn khát “kiến thức” lịch sử, bởi theo anh c̣n có rất nhiều những câu chuyện nhỏ, những điển cố, điển tích mà sách vở chưa nói hết, hoặc có nói đến th́ vẫn c̣n quá ít.
Hơn nữa, đó mới chính là điều mà người đọc bây giờ ṭ ṃ, những kiến thức lịch sử cơ bản kia ở đâu cũng có nên thường gây nhàm chán.
Một số cuốn sách thành công và có giá trị của anh Lê Thái Dũng: Giở trang sử việt (2008); 99 câu hỏi đáp về thời đại Hùng Vương (2008); Những điều thú vị về các vua triều Lư- 2009 (tái bản 3 lần); Hỏi đáp về 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội, 2010; Việt sử những điều hay nên biết (3 tập – 2011); Việt sử, những dấu ấn đầu tiên (3 tập – 2011), …
|
V́ vậy, để thỏa măn niềm đam mê của ḿnh, mỗi khi có thời gian người ta lại thấy Lê Thái Dũng ở những cửa hàng sách cũ. Hay những lần đi công tác và du lịch, đến bất cứ địa danh nào, Lê Thái Dũng đều t́m đến nhưng di tích lịch sử, t́m bằng được người am hiểu về nơi đó để nghe họ kể về những điển tích, điển cố tại nơi mà anh đi qua.
Những kiến thức trong sách, nhiều chuyện lạ không mấy người đề cập trong những cuốn sách trước anh đều ṭ ṃ và không thể xác định được tính chân thật trong đó. Vậy là anh lại lặn lội đi t́m những chuyên gia, những giáo sư, tiến sĩ về lịch sử để hỏi, để xác minh.
Công việc chính tại phường Nghĩa Tân đă lấy đi rất nhiều thời gian, nhưng Lê Thái Dũng vẫn không từ bỏ niềm đam mê cháy bỏng của ḿnh. Hễ có thời gian là anh lại nghĩ đến lịch sử, t́m hiểu lịch sử, và rồi sau đó, anh quyết định viết lại những cuốn sách lịch sử, những điều mà ít người biết đến.
Gần 20 cuốn sách viết về lịch sử
Về niềm đam mê viết sách, anh chia sẻ: “Đơn giản tôi nhận thấy những sách lịch sử bây giờ đa phần có nội dung giống nhau, cứ lặp đi lặp lại mà không có nhiều sự đổi mới, trong khi đó những thứ tôi đọc được có rất nhiều điều mới lạ mà không phải ai cũng có thể t́m được. Hơn nữa bây giờ, sách lậu, sách nước ngoài quá nhiều đang làm mất bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc. Từ đó tôi quyết định tham khảo, tra cứu nhiều tài liệu hơn nữa về đề tài lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó gạn lọc, đối chiếu rồi biên soạn thành những cuốn sách như bây giờ”.
Đến nay, Lê Thái Dũng đă có 17 đầu sách của riêng ḿnh, ngoài ra c̣n có 2 cuốn in chung. Để có được gia tài sách đồ sộ như vậy, anh đă có những ngày tháng không hề dễ dàng trên con đường theo đuổi niềm đam mê.
|
Những cuốn sách được viết bởi một cán bộ Tư pháp |
Nhiều ư tưởng, đề tài anh muốn viết nhưng việc t́m được tài liệu cho cuốn sách thật sự là một điều rất khó. Có khi để có được tư liệu về một bức tượng, một khu vực nào đó, đích thân người cán bộ tư pháp phường phải tự đến nơi khảo sát, tự t́m tài liệu ở địa phương đó để có được những thông tin bổ ích và chính xác nhất cho cuốn sách.
Khó khăn trong việc t́m tư liệu là một chuyện, viết thế nào để cho người ta dễ hiểu, dễ nắm bắt được thông tin lại là chuyện khác. Phải đầu tư rất công phu, t́m đọc rất nhiều tài liệu và cách thức viết sách anh mới có được lối đi riêng trong thể hiện nội dung trong những cuốn sách của ḿnh.
Như cuốn sách “99 câu hỏi đáp về thời đại Hùng Vương” là cuốn viết riêng đầu tiên nhưng lại không phải là cuốn sách xuất bản sớm nhất. Chính đề tài về lịch sử, những nội dung mà anh biên soạn có nhiều thông tin mới lạ v́ vậy mà không một nhà xuất bản nào đồng ư in và phát hành. Phải rất khó khăn, đi rất nhiều nơi để giới thiệu và chứng minh sự chính xác trong những nội dung mà anh đă viết, măi sau này cuốn sách mới được xuất bản và đi đến công chúng.
Lê Thái Dũng cũng cho biết, trong thời gian sắp tới sẽ cho xuất bản những cuốn sách với nội dung về luật pháp trong lịch sử như: Cổ luật Việt Nam, Pháp luật triều Lê, Xử lư tội ngoại t́nh thời Lê. Và mảng sách có tính lịch sử pháp luật này, xét cho cùng cũng ra đời từ chính niềm đam mê lịch sử của anh.
Giá trị từ những cuốn sách của người cán bộ Tư pháp phường ấy mang lại là không hề nhỏ. Nó không chỉ góp phần ǵn giữ những giá trị lịch sử, mà nó c̣n giúp những giá trị ấy phát huy và tỏa sáng như một giá trị tinh thần Việt trường tồn cùng ḍng chảy thời đại.
Nguyễn Nam