Hăm ba tết là ngày giỗ ngoại. Năm nào bà con cũng tề tựu về quê đông đủ để cúng ngoại ở nhà ông cậu tôi, đứa con trai c̣n lại duy nhất của bà ngoại. Và món không thể thiếu trên mâm cúng là khổ qua hầm – món mà trong gia đ́nh không ai nấu ngon được như bà.
Khổ qua phải suôn dài mới dễ dồn thịt
và trái phải xanh mướt.
Mâm cỗ cúng lúc nào cũng tươm tất, ê hề. Mấy đứa em con cậu tha hồ khoe tài khéo về món ăn, về bánh trái, chưa kể mấy đứa ở thành phố mỗi năm một lần về quê nên cũng xách theo lỉnh kỉnh quà cáp. Nhưng ngày giỗ ngoại phải có món truyền thống là nồi khổ qua (mướp đắng) hầm. Bởi đó là món yêu thích của bà tôi lúc c̣n sống.
Mặc cho má tôi lo chuẩn bị nồi thịt kho thịt kh́a, làm dưa chua hay sên mấy mẻ mứt bí, mứt măng cầu, mứt hạnh đón tết, ngoại lúc nào cũng dành phần nấu nồi khổ qua dồn thịt cho mâm cơm cúng rước ông bà ngày 29 hoặc 30 tết. Ngoại nói: “Để mấy đứa nhỏ làm không kỹ, canh mất ngon, ông bà quở”. Nh́n ngoại đă ngoài bảy mươi, lui cui lựa từng trái khổ qua xanh mướt, suôn dài, đều tăm tắp, mấy chị phụ làm lè lưỡi: “Bà kỹ quá trời! Trái khổ qua phải cùng một cỡ, hơi tṛn một chút, hơi héo một chút cũng không được...” Ngoại nói: “Khổ qua phải suôn dài mới dễ dồn thịt, trái mập quá bụng ph́nh ra vừa hao thịt lại vừa khó cắt khúc cho đều nhau, dọn ra không đẹp mắt”.
Những trái khổ qua xanh mướt được ngoại cắt thành hai hoặc ba khoanh rồi dùng muỗng nạo cho hết hột và lớp ruột trắng bên trong trước khi thả vào nước ngâm cho sạch. Có khi ngoại cho vào ít bột thạch cao phi để khổ qua thêm gịn. Sau đó ngoại vớt khổ qua ra để ráo rồi dồn thịt vào. Khác với nhiều người sau này thích pha thịt với chả thát lát cho nhưn thêm dai, ngoại tôi chỉ bằm thịt thật nhuyễn, nêm thêm hành tiêu, dằn ít đường, ít muối rồi dồn thật kỹ vào từng khúc khổ qua. Để nồi canh khổ qua ngày tết thêm ngon, bao giờ ngoại tôi cũng nấu bằng nước dừa tươi. Bắc nồi canh lên, nước dừa vừa sôi tim là thả khổ qua vào cho sôi bừng lên, rồi vớt bọt cho nước trong. Ngay sau đó bớt lửa, để riu riu cho đến khi nồi khổ qua hầm vừa ăn.
Đặc biệt, nồi khổ qua hầm của ngoại bao giờ cũng có thêm nhiều viên nhưn thịt vắt tṛn tṛn thả thêm vào bởi ngoại biết mấy đứa cháu nhỏ như tôi không biết ăn khổ qua đắng này. Nếu không, chúng chỉ móc ruột ăn rồi để lại vỏ cho người lớn ăn tới ngán luôn. Vậy là những ngày tết, nồi khổ qua hầm của ngoại đều được cả người lớn và trẻ nít trong nhà tán thưởng. Bây giờ nhắm mắt lại, tôi vẫn h́nh dung ra tô khổ qua hầm với mấy khúc khổ qua xanh màu dưa cải, vị béo của thịt, vị ngọt của nước dừa, mùi thơm của tiêu, hành điểm thêm chút đắng khổ qua đă trở thành một hương vị măi không quên…
Những ngày giáp tết, chuẩn bị về quê giỗ ngoại sao tôi lại nhớ đến nồi khổ qua hầm ngày xưa. Có lẽ ngoại tôi không biết bây giờ bọn trẻ không chỉ móc ruột ăn nữa, chúng đă biết thưởng thức cả cái vị đắng mà ngọt của khổ qua.
Nguyễn Ngọc Tuyết - SGTT