Năm 2000, hóa thạch của một loài quái vật khổng lồ được t́m thấy ở Venezuela. Đó là loài vật từng tồn tại, ít nhất là khoảng ba triệu năm trước có tên chuột lang (hay lợn Guinea). Chúng có răng cửa to như ngà voi, mang thân h́nh khổng lồ của một con trâu.
Loài chuột lạ với thân to như một con trâu (nặng đến 750kg) và bộ răng cửa to như ngà voi này đă sống trên trái đất trong quá khứ.
Theo lư giải của các chuyên gia loài vật này đă dùng bộ răng cửa to lớn để tự vệ và kiếm ăn. Đây được coi là loài vật họ nhà chuột có kích thước lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Chúng nặng khoảng một tấn và có lực cắn ngang với một con hổ.
Ảnh phác họa con chuột lang khổng lồ dựa theo nghiên cứu của các nhà khoa học.
Loài vật này được các nhà khoa học đặt tên là Josephoartigasia monesi. Chúng được mô tả như là một sự kết hợp giữa chuột lang và hải ly với chiều cao lên đến 1,5 mét. Loài chuột lang này sống ở các khu rừng Nam Mỹ, nơi chúng có thể tránh được những cuộc tấn công từ các loài chim ăn thịt khổng lồ và loài hổ răng kiếm nguy hiểm.
Chúng dùng răng để cắn, đào đất, ăn và để tự vệ, giống như cách mà loài voi hiện đại sử dụng ngà. Một hộp sọ hóa thạch của loài vật này đă được t́m thấy ở San Jose, Uruguay. Một con Josephoartigasia có tính có chiều dài 3 mét. Thức ăn của loài vật này là trái cây và rau quả.
Các răng cửa của chúng dài 4cm tính từ nướu răng. Bởi thể h́nh lớn như vậy, đôi chân của chúng cũng rất phát triển bởi chịu áp lực lớn từ sức nặng cơ thể cũng như đáp ứng yêu cầu tốc độ nhanh để săn mồi.
Trước đây, loài gặm nhất lớn nhất được phát hiện là một con vật nặng gần 750kg. Hóa thạch của chúng được t́m thấy tại Venezuela năm 2000.
Vy Anh/Theo Khỏe & Đẹp