VBF-Ho tuy là bệnh dễ trị xong khi mới mắc nó luôn gây cho chúng ta cảm giác mệt và khó chịu.Nhất là với trẻ nhỏ chúng c̣n quấy khóc và nếu không trị ngay th́ bệnh rất dễ nặng hơn.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này c̣n giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.
Đối với nhiều gia đ́nh ở miền Bắc, gừng là một loại thực phẩm quư đồng thời là một vị thuốc hay với nhiều cách sử dụng hữu ích được các thế hệ gia đ́nh truyền lại cho nhau như những mẹo dân gian để giữ ǵn sức khỏe, chống cảm, giải rượu, chữa ho....
Chọn gừng để làm thuốc: Nên chọn đúng loại gừng ta có vị cay nồng, củ nhỏ, vỏ sần sùi, nhiều nhánh, rất thơm. Gừng Trung Quốc là loại củ to vỏ mỏng, nhẵn nhưng tác dụng kém hơn.
Gừng rửa sạch, xay khô, vắt lấy nước.
Phần xác gừng ta chia làm đôi: một nửa ngâm với rượu, một nửa viên thành từng viên nhỏ bỏ vào ngăn đá để bảo quản.
Phần nước gừng đă ép được ta cũng tiếp tục chia đôi: một nửa để nguyên, bảo quản ngăn mát để được lâu hơn. Một nửa c̣n lại đun sôi nhẹ cùng mật ong theo tỉ lệ 1 nước gừng: 3 mật ong
Cách dùng như sau:
- Hàng ngày, vào sáng sớm và trước khi đi ngủ cho trẻ dùng 1-2ml dung dịch nước gừng mật ong. Không cho dùng nhiều có thể khiến trẻ nóng trong.
- Phần xác gừng bảo quản ngăn đá, mỗi ngày dùng 1 viên để pha cùng nước tắm cho trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn, lưu thông khí huyết.
- Trước khi cho trẻ đi ngủ, bôi nhẹ một xíu rượu gừng vào gan bàn chân, đợi rượu gừng thấm khô rồi đi tất lại sẽ giúp trẻ không bị lạnh chân, có giấc ngủ ngon hơn.
- Phần nước gừng nguyên chất c̣n lại, bạn có thể dùng đốt thay cho các loại tinh dầu trong pḥng ngủ sẽ giúp không khí dễ chịu hơn.
Hy vọng với mẹo nhỏ mà rất đơn giản từ gừng này, bé nhỏ nhà bạn sẽ khỏe mạnh quanh năm, không lo ho, cảm!
|