Món ăn khoái khẩu của loài người chính là snack. Nhưng loài gián lại coi ráy tai của con người như snack vậy. Gián là loài có khả năng sinh tồn rất tốt, và chúng có thể đi bất cứ đâu để vào cơ thể chúng ta.
Dạo gần đây, cư dân mạng đă lan truyền video về một người phụ nữ Ấn Độ, trong lúc ngủ quên đă bị gián chui vào trong hộp sọ (vâng, là hộp sọ) thông qua đường mũi.
Trong đoạn phim kinh dị đó, ta có thể thấy con gián luồn lách trong các thớ thịt rồi ḅ vào một xoang trên đầu và được kéo ra (c̣n sống) từ đó. Bạn nên cẩn thận nhé, v́ gián (và một cơ số các loại côn trùng kinh dị khác) có thể chui vào lỗ mũi, lỗ tai và thậm chí và hậu môn bạn đấy.
Đây là con vật mà người người nhà nhà "đều nuôi"
Khi ráy tai trở thành một món... snack ngon lành
Gián có thể gọi là vật nuôi mọi nhà cũng đúng, v́ chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn dân trên thế giới.
Và chúng c̣n chui được cả vào tai nữa. Trong ṿng 2 năm, một bệnh viện ở Nam Phi đă lôi ra khoảng 24 con bọ cư trú trong tai người: 10 con gián Đức, 8 con ruồi, 3 con gián đen, một con ve, một con bọ sát thủ và một con sâu bướm nham nhở.
Ráy tay là một món ăn ngon đối với gián...
Vào năm 1985, tờ báo Y học của New England đă tường thuật lại rằng một bệnh nhân đă đến pḥng cấp cứu với đầy gián con ở cả 2 lỗ tai.
Nhà côn trùng học Coby Schal thuộc ĐH Bang North Caroline cho biết: "Việc có một con gián trong lỗ tai không phải là điều bất thường. Có gián trong mũi th́ hiếm hơn một chút."
"Gián t́m kiếm thức ăn ở mọi nơi. Và ráy tai con người có vẻ hấp dẫn chúng."
Trong ráy tai của chúng ta chứa các vi khuẩn sản xuất ra các thành phần gọi là axit béo dễ bay hơi. "Do đó một con gián có thể đi ngao du thám hiểm và sau đó bị kẹt." – Schal nói. Tương tự, nước mũi cũng là một chất vô cùng hấp dẫn gián, chỉ là kém hơn ráy tai thôi.
Nếu như không may rơi vào các trường hợp trên, chúng ta cần phải làm sao?
Đầu tiên là phải b́nh tĩnh dù hoàn cảnh có trớ trêu đến mức nào.
Đừng hoảng loạn
Nếu một con côn trùng đă chui vào trong tai hoặc mũi của bạn - bất kể là gián hoặc loài nào khác, điều tệ hại nhất có thể xảy ra là sự nhiễm trùng (sự nhiễm trùng có thể lan từ xoang lên năo, nhưng trường hợp này cực ḱ hiếm xảy ra.)
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng gián rất bẩn và được bao phủ bởi vi khuẩn có hại, trên thực tế chúng thường tự "chải chuốt" bản thân. Vậy nên, vi khuẩn bao quanh chúng không quá nhiều.
Cái đáng lo ngại là những ǵ ở bên trong chúng. Điều tệ nhất mà bạn có thể làm chính là nghiền nát con gián (bằng cây ngoáy tai chẳng hạn). Nếu điều đó xảy ra, bạn đă giải phóng hàng tá vi khuẩn gây bệnh trong ruột chúng ra ngoài, và khiến chính ḿnh bị nhiễm trùng.
Chúng ta không biết lũ côn trùng có thể sống sót trong cơ thể bạn được bao lâu, nhưng điều tốt nhất mà ta có thể làm là đi gặp bác sĩ ngay và luôn.
Và cuối cùng, hăy nhớ một lời khuyên không bao giờ sai: "Pḥng bệnh hơn chữa bệnh". Hăy chắc chắn rằng thức ăn được đặt ở những nơi an toàn, và để thức ăn tránh xa khỏi pḥng ngủ. Gián hay côn trùng đều là vật nuôi muôn nhà cả, nhưng nếu cẩn thận th́ không có chuyện ǵ xảy ra đâu.