Cá quả (cá chuối) không chỉ là một thực phẩm chế được nhiều món ăn ngon mà c̣n là vị thuốc quư. Cá quả vị ngọt, tính b́nh có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, khứ ứ sinh tân, khu phong thanh nhiệt, bổ khí huyết, ích thận tráng dương.
Cá quả hầm bí đao tốt cho người bệnh bị phù.
Dùng cho các trường hợp đau khớp, phong thấp, phù nề, lở ngứa, trẻ em ăn kém chậm tiêu, trĩ; bổ gân xương tạng phủ.
Trong các loài cá nước ngọt th́ cá quả (cá chuối, cá lóc…) được ưa thích hơn cả bởi giàu dinh dưỡng, ăn ngon. Cá quả nhiều thịt nạc mềm, ít mỡ, vị ngon, nó c̣n là món ăn dưỡng sinh pḥng chữa một số bệnh nan y (tim mạch, ung thư…) do có tác dụng chống ôxy hóa.
Theo Đông y, cá quả vị ngọt, tính b́nh; vào tỳ vị, thận. Có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, khứ ứ sinh tân, khu phong thanh nhiệt, bổ khí huyết, ích thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau khớp, phong thấp, phù nề, lở ngứa, trẻ em ăn kém chậm tiêu, trĩ; bổ gân xương tạng phủ. Có thể dùng hằng ngày 100 - 200g bằng nhiều cách chế biến như kho, nấu, hầm, chiên nướng, ruốc cá, cá hấp. Sau đây là một số món ăn bài thuốc có cá quả:
Cá quả hầm bí đao: Cá quả 1 con (200 - 300g), bí đao 200g. Cá bỏ ruột không róc vảy rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng, thêm hành tỏi đập giập. Cho nước và gia vị, không cho muối; nấu chín. Ăn ngày 1 lần, trong 3 - 5 ngày. Dùng cho các trường hợp phù nề tay chân, phù do nhiễm độc thai nghén, phù do các bệnh tim thận, phù do thiếu dinh dưỡng.
Cá quả hầm đại táo: Cá quả 1 con (200 - 300g), táo đỏ 5 - 7 quả, gừng tươi 12g. Cá làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc; gừng đập giập. Cho táo đỏ, thêm mắm muối, bột tiêu và gia vị nấu nhừ. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp lao phổi, suy nhược...
Ruốc cá tiêu gừng: Cá quả hoặc cá sộp 1kg: làm sạch vảy, bỏ ruột, đầu đuôi cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, không cho hành và mỳ chính, cho chút nước sôi kho chín, đem gỡ bỏ xương, giă thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng lượng thích hợp; rang khô lại trên chảo, để nguội cho vào lọ sạch đậy nắp kín. Dùng cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em suy nhược, gầy yếu chán ăn, ăn kèm trong các bữa ăn từng đợt 5 - 7 ngày.
Nem cá quả: Cá quả 200g, dấp cá 1 nắm, bánh nem 1 túi. Mổ bỏ mật, rửa sạch, trát đất kín và lùi vào đống lửa đến khi đất khô cứng, nứt nẻ. Để nguội, bỏ lớp đất và cạo bỏ vảy vây, lấy phần thịt. Cuộn thịt cá với rau dấp cá và một số rau thơm khác (rau ngổ, hành tươi); chấm với nước mắm. Chữa trĩ.
Canh cá quả đậu đỏ: cá quả 200g, ruột ḅ 200g, đậu đỏ 200g. Cá mổ bỏ ruột mật, rửa sạch, cắt đoạn; ruột ḅ rửa sạch thái miếng mỏng; nấu với đậu đỏ thành canh. Ăn 1 lần. Chữa thận hư nhiễm mỡ phù nề.
Canh cá quả lá giang: Cá quả 1 con (200 - 300g), giá đậu 150g, cà chua 100g, lá giang 70g, gia vị vừa ăn. Cá lọc lấy thịt, thái mỏng, ướp gia vị. Xương và đầu luộc kỹ lấy nước bỏ bă; nấu cà chua, lá giang cùng thịt ướp gia vị; trước khi tắt bếp, cho giá đậu vào. Ngày ăn 2 lần, ăn liền 1 - 2 tuần. Chữa thấp nhiệt ở bàng quang, đái dắt, nước tiểu ít và vàng.
Canh cá hồng kỳ: cá quả 1 con (300-400g), đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g, Cá làm sạch, đông quỳ tử cho vào túi vải, hồng sâm thái phiến. Nấu chín. Bổ nguyên khí thông tiểu. Dùng cho người yếu mệt, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt, người sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Canh cá tỏi: cá quả 1 con 200 - 300g, lá tỏi 5 - 7 lá. Cá làm sạch thái mỏng, lá tỏi rửa sạch thái đoạn. Hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn. Ăn 2 lần trong ngày. Dưỡng huyết, đái ra máu do tỳ hư.
VietBF © sưu tập