Vị trí 'chết người' núi băng trôi đâm vào con tàu Titanic đã khiến nó đứt làm đôi. Cựu thuyền trưởng chuyên điều khiển tàu du lịch Jay Herring mới đây đã chia sẻ quan điểm của mình về nguyên nhân thực sự khiến tàu Titanic chìm sau khi đâm phải tảng băng.
Vụ chìm tàu Titanic là một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại.
Ông Herring cũng chia sẻ về mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tàu thuyền trên biển: “Một mối nguy hiểm khác trên biển, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, là những cơn sóng sát thủ (hay còn gọi là sóng độc). Chúng khác với sóng thần. Sóng sát thủ là những con sóng cao tới hàng chục mét, xuất hiện chớp nhoáng và dễ dàng lật tàu thuyền”,
“Khi tàu thuyền đang di chuyển trên biển, mức độ nguy hiểm của các con sóng không chỉ phụ thuộc vào độ lớn mà còn vào vị trí sóng đánh vào tàu. Phần mũi tàu được thiết kế để rẽ nước, nên nếu sóng đánh vào bộ phận này sẽ gây ít hư hại hơn so với đánh vào phần mạn tàu. Phần mạn tàu là vị trí yếu nhất trên bất cứ con tàu nào”, ông Herring chia sẻ.
Chia sẻ quan điểm về việc tại sao một chiếc tàu tối tân vào thời bấy giờ và mới được đưa vào sử dụng như tàu Titanic lại chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên, ông Herring cho rằng: “Tàu Titanic đáng lẽ đã không bị chìm sau vụ va chạm nếu tảng băng đâm vào phần mũi tàu”.
Tàu Titanic chìm sau khi một núi băng khổng lồ va vào mạn bên phải tàu trong chuyến đi từ Southampton tới New York vào năm 1912. Hơn 1.500 hành khách đã thiệt mạng, khiến vụ việc trở thành một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại.