Bằng cách biến Siri trở nên độc lập hơn và hỗ trợ các bên thứ 3, Apple có thể sẽ "make Siri great again" như khi công ty giới thiệu Siri lần đầu vào năm 2011 vậy.
Theo báo cáo từ Voice Tech 2019, Apple có thể sẽ biến Siri trở thành một nền tảng hệ điều hành độc lập có tên SiriOS và giới thiệu nó tại sự kiện WWDC năm sau.
Vậy chính xác SiriOS là ǵ và nó dùng để làm ǵ, cũng như người dùng sẽ được những lợi ích ǵ từ nền tảng mới này? Có thể sẽ vẫn c̣n quá sớm để dự đoán nhưng các thông tin dưới đây có thể sẽ giúp ích phần nào bạn đọc về thứ gọi là SiriOS mà có thể sẽ được Apple giới thiệu trong tương lai.
Voice Tech 2019 dự đoán trong tương lai, các công nghệ điện toán trong tương lai phụ thuộc vào giọng nói sẽ trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều trong thập kỷ tiếp theo. Nếu bạn theo dơi công nghệ nhiều th́ đây chắc hẳn không phải là một tin mới.
Thao tác với các thiết bị thông minh sử dụng giọng nói sẽ "tự nhiên hơn, thuận tiện cũng như trở nên hiệu quả hơn" khi so sánh với việc gơ sử dụng bàn phím. Voice Tech cũng cho rằng việc các công nghệ học máy và nhận dạng giọng nói được cải thiện sẽ bùng nổ nên một thế hệ các công ty công nghệ mới trong mọi lĩnh vực.
Vậy Apple sẽ làm ǵ trong kỷ nguyên mới này? Apple có thể sẽ không phải là công ty tiên phong cho cuộc cách mạng công nghệ giọng nói mới bởi Apple từng có lịch sử xây dựng một hệ sinh thái kém hiệu quả trong việc sử dụng các công nghệ giọng nói. Thậm chí Siri c̣n bị coi là kém hữu ích và kém thông minh hơn so với các đối thủ là Google Assistant và Alexa.
Đó có thể là lư do mà Apple sẽ sớm triển khai một nền tảng mới lấy Siri là trọng tâm, hay c̣n gọi là SiriOS. Nền tảng này được mong đợi sẽ ra mắt cùng với iOS 14 tại hội nghị các nhà phát triển WWDC 2020. Mặc dù về cơ bản SiriOS sẽ mang tới những đột phá mới về tốc độ và sự ứng dụng, nhưng đây chưa hẳn là những ǵ mà Apple sẽ đem tới cho người dùng.
Thay v́ được tích hợp vào các nền tảng khác như iOS và macOS và hoạt động một cách phụ thuộc, với SiriOS, trợ lư ảo của Apple sẽ có thể hoạt động một cách độc lập trên các thiết bị thông minh như HomePod, AirPods,... giúp Siri vượt qua những giới hạn phụ thuộc của iOS hay macOS.
Về mặt lợi ích, SiriOS hoạt động giống như dự án Catalyst của Apple vậy, cho phép các tính năng mới được triển khai trực tiếp tới các thiết bị một cách dễ dàng mà không cần phải tối ưu hóa cho từng nền tảng. Điều này cũng giúp các nhà phát triển bên thứ 3 có thể tích hợp Siri vào các ứng dụng của họ thông qua bộ công cụ SiriKit, nới lỏng các giới hạn của Siri.
Đây sẽ là một giải pháp hoàn toàn mới dành cho trợ lư ảo Siri của Apple khi mà ở thời điểm hiện tại, Siri đang bị tụt lại phía sau trong kỷ nguyên trợ lư ảo AI thông minh, về cả độ phổ biến và khả năng sử dụng. Bằng cách biến Siri trở nên độc lập hơn và hỗ trợ các bên thứ 3, Apple có thể sẽ "make Siri great again" như khi công ty giới thiệu Siri lần đầu vào năm 2011 vậy.
VietBF © sưu tầm