Các nhà nghiên cứu Úc gần đây đă phát hiện manh mối mới về nơi Khả hăn Mông Cổ xuất quân chinh phạt thế giới, về phần lớn của đời của Thành Cát Tư Hăn ngày nay vẫn được coi là bí ẩn nhất.
Tượng Thành Cát Tư Hăn ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hăn (1162-1227) là người thống nhất các bộ lạc ở thảo nguyên Mông Cổ, đem đại quân chinh phạt một khu vực rộng lớn ở Á-Âu, xây dựng một trong những đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Theo ABC News, một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) cùng Viện Khảo cổ Mông Cổ, đă t́m ra nơi Thành Cát Tư Hăn sinh sống trong những tháng mùa đông. Đây là nơi Thành Cát Tư Hăn đóng quân để rồi từ đó tỏa đi xâm lược các vùng đất khác.
Vấn đề này từ lâu vẫn là chủ đề gây tranh căi giữa các sử gia và nhà khảo cổ.
Tiến sĩ Jack Fenner đến từ ANU và các cộng sự đă sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon trên các mẫu xương động vật và răng đào được ở khu khảo cổ Avraga.
Nghiên cứu xác định đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hăn đă chiếm đóng nơi này suốt một khoảng thời gian dài, kéo dài tới đời của con trai ông là Oa Khoát Đài.
Thảo nguyên Avraga trở thành nơi đại quân của Thành Cát Tư Hăn tập hợp và cũng là nơi Thành Cát Tư Hăn lui tới trong những tháng mùa đông.
“20 mẫu vật giúp khẳng định chắc chắn vùng Avraga chính là vị trí dựng lều của Thành Cát Tư Hăn”, Fencer nói.
Khởi đầu ở thảo nguyên Avraga, Thành Cát Tư Hăn đă chọn ra những người trung thành nhất, tài giỏi nhất, xây dựng thành đội quân hùng mạnh chinh phạt các vùng đất khác.
Đại quân của Thành Cát Tư Hăn khởi đầu từ thảo nguyên Avraga đă chinh phạt nhiều vùng đất khác.
Thành Cát Tư Hăn hứa với người dân, với các chiến binh trung thành với ḿnh rằng họ sẽ được hưởng của cải mà quân Mông Cổ cướp được, thay v́ ông chỉ làm giàu cho bản thân và gia tộc.
Đánh bại kẻ thù ở đâu, Thành Cát Tư Hăn chiêu mộ đội quân ở đó, đặt vùng đất đó dưới sự bảo hộ của đế quốc Mông Cổ.
Những phương pháp lănh đạo tiên tiến giúp Thành Cát Tư Hăn xây dựng được đội quân trung thành, thiện chiến, khiến đế quốc Mông Cổ ngày càng mở rộng bờ cơi.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhu cầu về hạt kê - món ăn chính của người Mông Cổ, là động lực chính phía sau sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ. Nhưng kết quả phân tích mẫu xương gia súc ở Avraga cho thấy giả thuyết trên là không hợp lư.
Các nhà nghiên cứu suy đoán tầng lớp thượng lưu trong xă hội Mông Cổ cũng có chế độ ăn giống người b́nh thường. Họ chủ yếu ăn thịt và sản phẩm từ động vật dù có thể tiếp cận nguồn thức ăn đa dạng.
Mục tiêu tiếp theo của Fencer và các cộng sự đến từ Úc là t́m kiếm các hiện vật cổ có liên hệ trực tiếp với Thành Cát Tư Hăn.