H&M sẽ dừng hoạt động của 250 cửa hàng vào năm tới do ảnh hưởng của đại dịch khiến ngày càng nhiều người lựa chọn mua sắm trực tuyến.
"Ngày càng nhiều khách hàng bắt đầu mua sắm trực tuyến trong thời gian đại dịch", H&M cho biết trong một tuyên bố hôm 1/10. H&M hiện có 5.000 cửa hàng trên toàn thế giới, hăng lên kế hoạch đóng cửa 250 cửa hàng trong năm tới, chiếm 5% tổng số cửa hàng của họ.
Khi Covid-19 bùng phát toàn cầu, hăng bán lẻ thời trang nhanh này buộc phải tạm đóng cửa khoảng 80% tổng số cửa hàng. Hiện hầu hết các cửa hàng của H&M đă mở cửa trở lại nhưng số lượng khách mua trực tiếp giảm, chủ yếu chuyển sang h́nh thức mua online để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.
Một cửa hàng của H&M tại San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
Nhà bán lẻ Thụy Điển cho biết doanh số bán hàng quư III, từ tháng 6 đến tháng 8, đă phục hồi do các cửa hàng mở cửa và sự tăng trưởng "mạnh mẽ của h́nh thức mua sắm trực tuyến". Tuy nhiên, doanh số tháng 9 giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
"Mặc dù những thách thức c̣n lâu mới kết thúc, nhưng chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đang ở phía sau và chúng tôi có đủ khả năng để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn", Giám đốc điều hành Helena Helmersson cho biết.
Đại dịch Covid-19 đă thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến, vốn đă phá vỡ ngành bán lẻ và phá hủy các chuỗi bán lẻ trước khi đại dịch xảy ra. Hồi đầu năm, đối thủ của H&M là Inditex (chủ sở hữu Zara) cho biết có kế hoạch đóng cửa 1.200 cửa hàng trong năm nay và năm sau.
H&M và Inditex không phải là những nhà bán lẻ thời trang duy nhất gặp khó khăn trong đại dịch. American Eagle Outfitter và GameStop gần đây cũng đă công bố kế hoạch đóng cửa hàng trăm cửa hàng v́ sự gia tăng của mua sắm trực tuyến. Xu hướng này cũng là một trong những nguyên nhân khiến hăng thời trang Forever 21 phá sản do doanh số bán hàng giảm, trong khi giá thuê mặt bằng đắt đỏ.