Các hiện vật cổ được khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, cho thấy vùng tây nam Trung Quốc – nơi vốn được coi là vùng ngoại vi trong nền văn minh Trung Hoa – lại là nơi xuất hiện một nền văn minh hết sức tinh vi có niên đại ít nhất 3.000 năm.
Mặt nạ vàng là một trong những phát hiện gây kinh ngạc nhất ở di chỉ Tam Tinh Đôi.
Kể từ năm 2020, các nhà khảo cổ Trung Quốc đă khai quật hơn 13.000 hiện vật cổ, bao gồm 3.155 cổ vật hoàn chỉnh ở di chỉ Tam Tinh Đôi. Có những hiện vật quư như mặt nạ vàng niên đại 3.000 năm, được cho là phát hiện chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa.
Ngày nay, vẫn c̣n nhiều bí ẩn xung quanh di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi và nền văn minh từng phát triển rực rỡ ở khu vực này.
Lei Yu, người phụ trách Bảo tàng Tam Tinh Đôi, nói về 3 bí ẩn lớn nhất khiến các nhà khảo cổ “đau đầu”, theo SCMP.
Bí ẩn đầu tiên là liệu nền văn minh cổ xưa ở Tam Tinh Đôi có chữ viếtt hay không?
“Nếu có chữ viết, nó có thể được viết trên lụa, gỗ, tre hoặc ngọc, ông Lei nói. “Tôi không tin là một nền văn minh tiên tiến như vậy lại không có chữ viết”.
Các nhà khảo cổ làm việc tại một hố hiến tế ở di chỉ Tam Tinh Đôi.
Di chỉ Tam Tinh Đôi có có niên đại cách đây khoảng 3.000 - 4.800 năm. Khu vực này từng là nơi h́nh thành vương quốc Thục cổ đại. Nhà Tần đă chinh phục vương quốc này vào năm 316 trước Công nguyên.
Nền văn minh ở Tam Tinh Đôi cùng tồn tại với triều đại nhà Thương, trung tâm là đồng bằng Hoa Bắc và là triều đại đầu tiên của Trung Quốc với những ghi chép lịch sử cụ thể đầu tiên.
Một đồ tạo tác mà các chuyên gia hi vọng sẽ có dấu vết của chữ viết là một chiếc lồng bằng đồng đựng một viên đá ngọc bích. Chiếc lồng với bốn tay cầm h́nh đầu rồng, đă được khai quật tại một hố hiến tế ở di chỉ Tam Tinh Đôi vào tháng trước. Các nhà khảo cổ đă đem hiện vật tới làm sạch tại một pḥng thí nghiệm với hi vọng sẽ t́m thấy các kư tự chạm khắc trên ngọc bích.
“Chúng tôi hi vọng về một dạng chữ viết hoặc h́nh vẽ nào đó mang ư nghĩa truyền đạt thông tin”, Li Haichao, giáo sư tại Đại học Tứ Xuyên, người phụ trách khai quật tại một hố hiến tế, nói.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cũng khai quật được hơn 100 đồ tạo tác bằng đồng từ các hố hiến tế ở Tam Tinh Đôi, bao gồm đầu h́nh người bằng đồng, bàn thờ hiến tế bằng đồng và một “cây bằng đồng biểu tượng cho sự sống” cao 4 mét.
Điều này dẫn đến câu hỏi thứ 2, rằng các đồ tạo tác bằng đồng này được làm ra từ đâu?
Đồ đồng được sử dụng rộng răi trong triều đại nhà Thương, từ vũ khí, b́nh đựng rượu phục vụ lễ tế hay nhạc cụ. Các đồ tạo tác bằng đồng được t́m thấy tại Tam Tinh Đôi ít nhất cũng có chất lượng và độ tinh xảo tương tự các đồ tạo tác xuất hiện cùng thời ở các vùng khác của Trung Quốc.
Hiện vật bằng đồng bên trong chứa ngọc bích được ḱ vọng có khắc các kư tự như chữ viết.
“Chúng tôi muốn biết liệu các đồ tạo tác bằng đồng có được chế tác tại địa phương hay không và nếu có th́ xưởng của họ ở đâu” ông Lei nói. Nếu có thể xác nhận các đồ tạo tác bằng đồng và vàng được làm ra ở địa phương, điều này củng cố giả thuyết về một nền văn minh tiên tiến chưa từng được biết tới.
Câu hỏi thứ ba, theo ông Lei, là hoàng đế của vương quốc cổ được chôn ở đâu?
“Nếu Tam Tinh Đôi là trung tâm của vương quốc cổ, chắc hẳn phải có hoàng đế. Nhưng chúng tôi vẫn chưa t́m thấy các ngôi mộ cao cấp ở khu vực”, ông Lei nói thêm.
Quá tŕnh khai quật ở di chỉ Tam Tinh Đôi diễn ra từ năm 1986. Đến năm 2020 và 2022, các nhà khảo cổ phát hiện thêm 6 hố hiến tế.
Ông Lei nói các nhà khảo cổ vẫn đang mở rộng khai quật ở các khu vực lân cận để t́m thêm cổ vật.
Di chỉ Tam Tinh Đôi được coi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20, khi các nhà khảo cổ t́m thấy 1.700 cổ vật.
Nhưng đến nay, số cổ vật đă lên tới hơn 13.000. “Nó giống như bề nổi của tảng băng ch́m và chúng tôi đang dần phác họa bức tranh tổng thể hơn”, Zhao Hao, phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nói.
Ông Zhao nói các phát hiện khảo cổ đă làm thay đổi quan niệm về khu vực tây nam Trung Quốc thời cổ đại. “Vùng tây nam Trung Quốc, đặc biệt là đồng bằng Thành Đô, là nơi h́nh thành nền văn minh tiên tiến cách đây 3.000 năm. Mặc dù chưa t́m thấy bằng chứng về chữ viết, nhưng chúng tôi nhận thấy đây là nền văn minh phát triển cao nhờ sự phức tạp của các đồ tạo tác”, ông cho biết.