Vietsn.com -- Với hai văn hóa ẩm thực khác nhau, nên người Việt ở Mỹ cũng phải điều chỉnh các món ăn, nước lèo cho từng món. Thông thường ở Mỹ người ta quan trọng cách chế biến, nguồn gốc nguyên liệu và quan trọng là họ tự động cho vị ngọt, mặn c̣n tùy vào sức khỏe ăn được vị ǵ nữa. C̣n ở VN th́ chỉ quan tâm đến ngon c̣n những thứ khác không quan trọng.
Bún ḅ ở Mỹ khẩu vị cũng thay đổi ít nhiều so với bún ḅ trong nước. (H́nh : Khương Diệp)
Khoa Lại/Người Việt
WESTMINSTER, Calif. (NV) – “Sao nước lèo ngọt ngay mẹ à, con thấy gắt cổ quá!” Đó là nhận xét đầu tiên của tôi khi được mẹ dẫn đi ăn ở một quán banh canh nổi tiếng trong chợ Bến Thành, sau khi từ Mỹ trở về Sài G̣n.
Chỉ sau bốn năm trở về thăm nhà, không biết v́ lư do ǵ mà tôi thấy các món ăn ở Việt Nam không c̣n hợp với khẩu vị ḿnh nữa. Có món tôi thấy bị nêm nếm quá mặn, một số món th́ lại quá ngọt, theo khẩu vị của ḿnh. Ba mẹ tôi, dĩ nhiên, không nhận thấy điều đó.
Và, đó cũng là lúc tôi nhận ra rằng tôi đă quen với khẩu vị của người Việt tại Mỹ từ khi nào.
Phở, bánh canh, hủ tiếu, bún ḅ,… là những món ăn đă trở nên quá quen thuộc với người Việt sinh sống tại miền Nam California. Tuy nhiên, sau khi sống một thời gian tại đây, tôi nhận thấy khẩu vị của người Việt dường như bị “Tây Hóa”.
Ngày mới sang, tôi thấy các món ăn Việt không đậm đà và hấp dẫn như ở Việt Nam. Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất chính là khẩu phần cho từng người. Lần đầu khi đi ăn cơm tấm ở Little Saigon, tôi đă phải xin hộp mang về v́ không thể ăn hết một phần cơm. Tôi c̣n nhớ như in cảm nhận của ḿnh khi ấy, “Thịt sườn ǵ mà không đậm đà, ăn chán quá!” Những món “ruột” khác như phở, bánh canh cua, hủ tiếu, bún ḅ… cũng đều làm tôi vô cùng thất vọng.
Nhưng, theo thời gian, cách sống bên đây đă thay đổi khẩu vị của tôi.
Tôi dần quan tâm hơn đến thành phần và cách chế biến thức ăn của ḿnh. Tôi nghĩ nhiều người khác cũng vậy. Điều đó khiến các hàng quán ở Little Saigon thay đổi cách chế biến nhằm hợp với xu hướng và khẩu vị mới của thực khách. Một số nhà hàng bắt đầu dùng ít muối và nước mắm hơn. Một số quán nước, trước khi pha chế, sẽ để thực khách điều chỉnh lượng đường cho hợp với xu hướng “healthy-living”.
Chị Dung Nguyễn, hiện là chủ một quán ăn tại góc đường Brookust và Westminster, cho rằng, “Bên đây thực khách ăn lạt hơn bên Việt Nam.”
“Hồi đó, khi c̣n bán bún ḅ Huế ở Việt Nam, tôi dùng nhiều ruốc để cho nước lèo thơm và đậm đà. Nhưng khách bên đây th́ lại không thích nước lèo đậm mùi ruốc quá và cũng ăn lạt hơn, nên tôi bỏ ít ruốc và dùng ít nước mắm lại,” chị Dung nói thêm.
Với phở, món ăn được xem là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam, bên cạnh việc nêm lạt đi hơn so với trong nước, các tiệm phở tại Little Saigon cũng “biến tấu” cách chế biến nhằm thu hút thêm thực khách “non-Vietnamese.” Nhiều người Việt sống ở đây cũng chuộng phở ở Mỹ hơn phở tại Việt Nam, v́ họ theo họ “thịt ḅ Mỹ ngon hơn thịt ḅ Việt Nam.”
Nhiều người Việt Nam sống tại Little Saigon đă lâu, khi quay về Việt Nam cũng nêu lên những trải nghiệm thú vị về sự thay đổi trong khẩu vị của họ.
Anh Dũng Đỗ, làm việc ở State Farm, sống tại Hoa Kỳ hơn 12 năm, trong lần về Việt Nam thăm thân nhận xét, “Các tiệm ăn, quán ăn ở Việt Nam nêm nếm mặn quá và ngọt quá, tôi ăn không được. Hồi c̣n ở Việt Nam, tôi thích ăn hủ tiếu ở N.Q. Nhưng kỳ Hè vừa rồi trở về ăn, tôi lại thấy nước lèo ngọt ngay. Chắc do bỏ nhiều bột ngọt quá, tôi ăn xong thấy khát nước vô cùng.”
Dĩ nhiên, nhiều người Việt Nam mới qua lại có ư kiến trái ngược, như tôi ngày trước.
Thư Nguyễn, mới qua Mỹ được một năm, hiện là sinh viên năm nhất tại trường Orange Coast College, nói, “Thức ăn bên đây không có vị đậm đà, không có mùi vị đăc trưng như ở Việt Nam. Đa số các món có vị lợ lợ nên tôi không thích lắm.”
Một số người khác lại cho rằng hàng quán ở đây không ngon v́ “thiếu cảm giác lề đường.”
Chị Thu Hương, hiện sống ở Little Saigon, sang Mỹ định cư chưa lâu, cũng đưa ư kiến, “Ḿnh thèm cảm giác ăn ở những quán ở lề đường, chứ bên đây, đâu đâu cũng trong quán nên không có cảm giác như ở quê nhà được. Đôi khi quán lề đường, nh́n không vệ sinh cho mấy, nhưng nó ngon!”
Tuy rằng khẩu vị của mỗi người mỗi khác, nhưng theo tôi, quan niệm về sức khỏe và cách chế biến thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong mùi vị của từng món ăn.
Tại Việt Nam, thực khách chú trọng khẩu vị hơn là nguồn gốc, thành phần và phương thức chế biến món ăn, do đó các món ăn tại quê nhà có vị đặc trưng hơn và đậm đà hơn. Trong khi đó, thực khách tại Little Saigon đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, họ quan tâm đến xuất xứ và cách chế biến món ăn nên các hàng quán cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp với đ̣i hỏi.
Quả thật là “Thức ăn mùi vị đậm đà chưa chắc ai cũng thích!”