Bạn có bao giờ bỗng dưng thấy một cơn đau thắt ngực xảy ra rất nhanh không? Đó là khi cơ tim của bạn bị thiếu máu cục bộ, nghĩa là ô xy dành cho cơ tim không được cung cấp đầy đủ với nhu cầu của nó. Đau thắt ngực có nguy hiểm không và do đâu mà ra?
Bị đau thắt ngực, phải làm sao? - ảnh 1 ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đau thắt ngực là t́nh trạng thiếu máu cục bộ ở cơ tim, nghĩa là ô xy dành cho cơ tim không được cung cấp đầy đủ với nhu cầu của nó.
Việc chữa bệnh này thế nào là câu hỏi nhiều người quan tâm: khi phải một mặt tăng lượng máu đến nuôi cơ tim, một mặt giảm nhu cầu ô xy của cơ tim.
Không phải “nghỉ hẳn” mọi thứ
Mục tiêu thứ nhất - tăng lượng máu đến nuôi cơ tim, có thể đạt được bằng cách tác động lên mạch vành làm bớt những mảng xơ vữa và làm giăn động mạch. C̣n mục tiêu thứ hai - giảm nhu cầu ô xy của cơ tim nghĩa là làm sao để giảm gánh nặng “công việc” cho cơ tim, cụ thể là giảm lượng máu về tim, giảm sức căng của tim, làm tim đập chậm hơn và nhẹ hơn.
Trước đây, y học coi t́nh trạng này là một bệnh lư rất nặng. Nhiều nhà chuyên môn thời kỳ đó thường khuyên bệnh nhân không nên làm việc nữa, nên về hưu non, thậm chí việc lặt vặt trong nhà cũng đừng làm; các môn thể thao, du lịch, đi xe đạp, bơi lội cũng thôi; sinh hoạt vợ chồng th́ lại tuyệt đối cấm...* Người bệnh có cảm giác buồn chán, sống những ngày tẻ nhạt, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cơn đau ập đến.
Ngày nay, y học tiến bộ, người bị bệnh đau thắt ngực có thể có một cuộc sống gần như b́nh thường, nhưng với điều kiện phải tuân thủ thực hiện theo lời khuyên của thầy thuốc điều trị, việc dùng thuốc, về chế độ sinh hoạt...
Người đau thắt ngực cần sống lạc quan, có thể sống một cuộc đời gần như b́nh thường. Cần lưu ư tuân thủ điều trị, tiết chế dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt theo lời khuyên của thầy thuốc; đến bệnh viện, bác sĩ kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn, hoặc khi thấy t́nh trạng bệnh bất ổn.
Đa số hoạt động thường ngày của người bệnh này vẫn có thể làm được, chỉ trừ những hoạt động quá nặng, phải gắng sức. Người lao động chân tay có thể tự lượng sức ḿnh xem làm nặng đến mức nào sẽ bị lên cơn đau, c̣n những hoạt động dưới mức đó vẫn làm được như thường, chứ không cần phải tuyệt đối nghỉ hẳn mọi thứ. Đối với lao động trí óc th́ cũng có thể tiếp tục công việc một cách hợp lư.
Nói chung, hoạt động nên làm vừa sức, thong thả, thấy mệt hoặc đau ngực là ngừng ngay, chứ không cần kiêng hẳn.
Chế độ ăn uống
Người có t́nh trạng bệnh này vẫn giữ chế độ ăn uống gần như b́nh thường, nhưng cần tuân thủ, lưu ư một số khuyến cáo như: nên chia nhiều bữa ăn trong ngày, không chỉ 3 bữa chính sáng, trưa, chiều. Dù là bữa ăn có nhiều món ngon, bổ nhưng cần tiết chế ở mức vừa phải, v́ sau một bữa ăn quá no sẽ dễ xảy ra cơn đau thắt ngực.
Nên ăn ít, nếu người bệnh thừa cân (trọng lượng cơ thể) hay béo ph́ mà ăn nhiều th́ dễ gây gánh nặng lên tim, thúc đẩy nhanh t́nh trạng xơ vữa động mạch. Những thức ăn dễ làm tăng cân cần tránh như: chất bột, chất ngọt (đường, mật, mật ong, bánh ngọt, quả chuối, xoài, mít…). Tăng cường dùng rau quả tươi, cá, thịt nạc. Hoa quả tươi cung cấp vitamin và ka li là chất khoáng cần thiết cho bệnh nhân có bệnh tim. Các gia vị như: chanh, ớt, dấm, mù tạt, các loại rau thơm có thể ăn vừa phải.
Nếu huyết áp cao, nên ăn chế độ nửa muối, nghĩa là khi nấu ăn chỉ nêm nếm một nửa lượng muối so với thông thường…
Cà phê và trà không phải kiêng, nhưng với những bệnh nhân dùng cà phê hoặc trà bị đau th́ phải dừng ngay.
Thuốc lá đặc biệt có hại cho tim mạch, người có cơn đau thắt ngực - khói thuốc lá sẽ gây co mạch vành và có thể làm khởi động cơn đau, kể cả hít phải khói thuốc từ người khác hút.
VietBF © sưu tập