Văn hóa Nhật Bản là sự tổng ḥa của văn hóa truyền thống và hiện đại. Khi đến đây chúng ta không những được ngắm một đất nước thanh b́nh và sạch sẽ mà c̣n cảm thấy luôn hài ḷng với những hành động của người dân nơi đây. Chúng ta nhớ kỹ 7 điều nên tránh khi tới đây để có một chuyến du lịch thoải mái.
1. Không được phân loại rác cẩu thả
Nhật Bản là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới và người dân rất có ư thức về vấn đề vệ sinh cá nhân cũng như sạch sẽ. Chính v́ vậy, mọi người, kể cả khách du lịch cần phải tuân thủ những quy định phân loại rác rất nghiêm ngặt. Nếu như các quốc gia chỉ phân làm 2 loại rác chính: tái chế và không tái chế. C̣n ở Nhật Bản, phân chia tới 4 loại rác chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và loại cuối cùng bao gồm các chai lọ thủy tinh, vỏ lon.
Sẽ luôn có những thùng rác khác màu để người dùng biết được chỗ đựng rác phù hợp. Ngoài những quy định về việc vứt rác vào đâu, c̣n có vô vàn các quy định về việc xử lư rác như nào trước khi vứt đi như việc: bỏ rác vào túi và buộc lại, giấy vụn không được phép vứt vào ngày mưa, chai lọ phải rửa sạch...
2. Không được nói quá to và ồn ào trên tàu hay thang máy
Việc nói chuyện ồn ào trên tàu và thang máy là điều mà người Nhật Bản không thích. Nếu là người yêu thích văn hóa Nhật, các bạn có thể bắt gặp điều này phản ánh qua nhiều bộ phim hay truyện. Thông thường, người Nhật Bản thường giữ im lặng hoàn toàn trên tàu, đọc báo hay nghịch điện thoại. Nếu phải nói chuyện điện thoại, họ cũng thường nói rất nhỏ và để ư che miệng lại.
3. Không đứng ở giữa thang cuốn
Nếu đi thang cuốn ở Nhật Bản, bạn sẽ thấy người ta thường chỉ đứng ở một bên thang và những khoảng c̣n lại cho những người đang vội, có nhu cầu lên nhanh. Tuy vậy, đứng ở đâu cũng tùy vào nơi bạn đang tới. Ví dụ như người dân tại Kansai thường đứng ở bên phải thang c̣n người dân vùng Kanto hay đứng bên trái, nhường khoảng bên phải cho người đang vội. Được biết, truyền thống đứng bên phải của người dân vùng Kansai bắt nguồn từ những năm 1970 tại hội chợ Thế giới, tổ chức tại Osaka khi họ thấy những người phương Tây thường đứng về bên phải. C̣n ở vùng Kanto, người ta đứng ở bên trái để đúng theo hướng giao thông tại Nhật Bản.
Chính v́ vậy, việc bạn đứng ở giữa thang cuốn được coi là một việc làm bất lịch sự khi ngáng đường những người đang vội muốn đi nhanh hơn.
4. Không được mang thức ăn từ bên ngoài vào nhà hàng
Trừ khi cửa hàng cho phép bạn làm vậy, c̣n không th́ bạn không nên mang đồ ăn ở ngoài vào bên trong nhà hàng tại Nhật Bản. Người Nhật Bản kiểm soát chất lượng thực phẩm rất chặt chẽ nên bếp và nhà hàng luôn phải đảm bảo sạch sẽ. Nếu một khách hàng bị ngộ độc sau khi ăn uống v́ đồ ăn mang từ bên ngoài vào, nhà hàng có thể sẽ bị liên lụy và phải đóng cửa ngay lập tức.
5. Phải mặc kimono chuẩn cung cách
Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản và người dân nước này rất coi trọng việc mặc kimono đúng cách. Sẽ là xúc phạm tới quốc phục của xứ sở mặt trời mọc nếu bạn không mặc kimono theo đúng truyền thống. Một bộ kimono tiêu biểu bao gồm có 12 phần hay nhiều hơn nữa, do đó, việc mặc kimono rất phức tạp và tốn thời gian.
Khi mặc Kimono, phải đặt vạt áo trái lên trên vạt áo phải. Người ta chỉ đặt vạt phải lên vạt trái khi mặc kimono cho người đă khuất trong đám tang. Ngoài ra, các đường gấp phải thẳng để khi bạn đưa bàn tay lên trên các nếp áo sẽ cảm thấy mượt và trượt dễ dàng.
6. Không được cắm đũa lên bát cơm
Theo truyền thống của Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, việc cắm đũa trong bát cơm chỉ áp dụng khi cúng cho người đă khuất. Chính v́ vậy, trong bữa ăn, người Nhật không bao giờ cắm đũa vào bát cơm. Nếu ăn xong mà bạn muốn bỏ đũa xuống, sẽ có một chiếc khay nhỏ để đũa hoặc đĩa nhỏ.
7. Không được nối đũa
Việc nối đũa trong tiếng Nhật được gọi là awasebani. Việc nối đũa gắp thức ăn gắn liền với nghi thức trong đám tang của Nhật Bản, khi các thành viên gia đ́nh người chết sẽ dùng đũa gắp các mẩu xương c̣n lại trong đống tro và truyền cho người khác. Chính vậy, việc nối đũa gắp thức ăn không chỉ được coi là việc làm không nên mà c̣n mang lại xui xẻo cho những người trong mâm. Nếu bạn muốn gắp thức ăn cho ai đó, hăy để vào một chiếc đĩa và truyền cho họ.
Therealtz © VietBF