Đến cuối năm 2017, nợ công của Việt Nam là hơn 3 triệu tỷ đồng, chia ra mỗi người gánh khoảng 30 triệu đồng.
Nợ Công Việt Nam?
Sớm chạm ngưỡng 65% GDP
Lắm cha con khó lấy chồng
Đầu mối có lắm, nợ công đầm đ́a.
Việt Nam nằm trong những quốc giá có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua), cho dù với thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại nghiêm trọng về bền vững tài khoá.
Nợ công của Việt Nam sẽ vượt mức an toàn vào năm 2018, theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) nêu ra trong bản cập nhật t́nh h́nh kinh tế của Việt Nam.
Nợ công, tức chính phủ Việt Nam đi vay để chi tiêu, từng được báo động tăng “chóng mặt” những năm gần đây. Không năm nào nguồn thu cho ngân sách đủ cho nhà nước chi dụng nên luôn luôn phải vay nợ.
Theo các con số thông kê do Bộ Tài Chính của Việt Nam nêu ra, nợ công của Việt Nam năm 2016 chiếm 63.7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến “đỉnh” là 64.8% GDP rồi sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64.7% GDP), năm 2020 bằng 63.7% GDP.
Nhưng muốn đạt được kết quả như vậy, Bộ Tài Chính Việt Nam cho rằng nền kinh tế phải tăng trưởng GDP ở mức từ 6.7 đến 7% năm nay và năm tới. Đó cũng là lư do người ta thấy mấy ngày qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu đă đề ra từ đầu năm, tức phải được 6.7%.
Tuy nhiên, trong bản cập nhật t́nh h́nh kinh tế của Việt Nam, WB dự báo kinh tế Việt Nam vẫn chỉ tăng trưởng được khoảng 6.3%.
Theo đà phát triển kinh tế và đă nhận được các khoản viện trợ và ưu đăi tín dụng suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam không c̣n được coi là nước nghèo mà đang sang mức “thu nhập trung b́nh thấp”. Bởi vậy, từ Tháng Bảy 2018, WB không c̣n cấp tín dụng ưu đăi cho Việt Nam như một nước thu nhập thấp. Nhật Bản, một trong những nhà tài trợ tín dụng ưu đăi chính yếu cho Việt Nam cũng cắt giảm dần các khoản cho vay ưu đăi và chuyển dần sang tín dụng theo thị trường, ít ưu đăi hơn.
Nguồn Tổng Hợp