Những trận đánh giúp Nga thoát khỏi họa vong quốc được vietbf chia sẻ dưới đây. Nga chiến thắng Mông Cổ, Thuỵ Điển và phát xít Đức. Những trận thắng này giúp Nga thoát khỏi nguy cơ bị huỷ diệt.
Tranh minh họa binh sĩ Nga và Mông Cổ giao tranh trong trận Kilikovo. Ảnh: Wikipedia.
Trong suốt chiều dài lịch sử, nước Nga từng tham gia nhiều trận chiến mở rộng lănh thổ và ảnh hưởng, nhưng cũng không ít lần phải chiến đấu và chiến thắng để không bị xóa khỏi bản đồ thế giới, theo RT.
Chiến thắng Kulikovo
Vào giữa thế kỷ 14, sau hơn 150 năm chịu ách đô hộ về kinh tế và chính trị từ đế quốc Mông Cổ, người Nga có cơ hội giải phóng khi đế chế này rơi vào t́nh cảnh đấu đá nội bộ nghiêm trọng.
Thành bang mạnh nhất của Nga lúc đó là Đại Công quốc Moskva đă nổi dậy, thách thức tướng Mamai, người vừa lên nắm quyền lănh đạo hăn quốc Kim Trướng. Hàng loạt xung đột giữa hai bên đă dẫn đến trận chiến quyết định vận mệnh và tương lai của Nga tại Kulikovo gần sông Đông vào năm 1380.
Tuy không có thông tin chính xác về số lượng binh sĩ tham chiến, giới sử học ước tính lực lượng mà hai bên huy động vào khoảng 60.000 người. Khi sắp thất bại, quân Nga đă tung ra lực lượng dự bị tấn công vào phía sau đội h́nh kỵ binh Mông Cổ. Thế trận nhanh chóng đảo chiều. Bị vỡ trận, quân Mông Cổ tháo chạy.
Trận Kulikovo không giúp người Nga giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi ách thống trị của người Mông Cổ, nhưng đây là chiến thắng mang tính bước ngoặt để họ dần chiếm ưu thế. Uy danh của quân Mông Cổ bị sụt giảm nghiêm trọng, Moskva nổi lên và khẳng định là một trung tâm chính trị của Nga. Năm 1480, đúng 100 năm sau chiến thắng Kulikovo, nước Nga hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của Mông Cổ.
Chiến thắng Poltava
Tranh minh họa trận Poltava. Ảnh: Wikipedia.
Vào đầu thế kỷ 18, Thụy Điển là quốc gia thống trị ở khu vực Bắc Âu và sở hữu lực lượng quân đội được xếp vào hàng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, đế quốc Bắc Âu này luôn cảm thấy bị Nga, một quốc gia c̣n ít được biết tới ở sườn phía đông của châu Âu, đe dọa.
Chiến tranh giữa Thụy Điển và Nga nổ ra như kết quả tất yếu từ sự cạnh tranh của một cường quốc mới nổi với một thế lực lâu đời.
Trong thời gian đầu của cuộc chiến, vua Thụy Điển Karl XII liên tiếp giành chiến thắng trước Nga và đồng minh gồm Saxony, Ba Lan và Đan Mạch. Để đè bẹp quân đội của Sa hoàng Peter, Karl tung ra lực lượng tấn công thọc sâu vào lănh thổ Nga, nhưng nhanh chóng sa lầy và rơi vào thế bị vây hăm ở Poltava.
Ngày 8/7/1709, quân Nga dưới sự chỉ huy của Peter Đại đế ra đ̣n tấn công quyết định, đẩy lùi lực lượng bộ binh và kỵ binh nổi tiếng của Thụy Điển. Quân Thụy Điển buộc phải tháo chạy tán loạn trước khi hoàn toàn tan vỡ. Hai ngày sau, gần 16.000 binh sĩ Thụy Điển đầu hàng quân Nga bên bờ sông Dnieper.
Chiến thắng Poltava đă trao cho Nga vị thế chủ động cho tới khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1721.
Chiến thắng Stalingrad
Binh sĩ Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad. Ảnh: Wikipedia.
Là một trung tâm công nghiệp lớn nằm bên sông Volga và trên giao lộ kết nối miền trung Nga tới vùng Caucasus cùng Trung Á, Stalingrad là mục tiêu số một của phát xít Đức trong kế hoạch xâm chiếm Liên Xô trong Thế chiến II.
Tháng 9/1942, các cuộc đụng độ bắt đầu nổ ra trên đường phố Stalingrad, binh lính hai bên giành nhau từng căn nhà, từng góc phố.
Tính tới tháng 11/1942, khoảng hai triệu binh sĩ hai bên đă tham chiến để giành quyền kiểm soát Stalingrad. Phát xít Đức được sự hỗ trợ của các đơn vị đến từ Italy, Croatia, Hungary và Romania, nhưng chính quân tiếp viện Romania lại trở thành lư do chính dẫn tới thất bại của quân đội phe Trục tại Stalingrad.
Khi quân Đức tiến sâu vào trong thành phố, lính Romania chịu trách nhiệm bảo vệ bên sườn. Tới ngày 19/11/1942, Hồng quân Xô Viết bắt đầu Chiến dịch Uranus, đánh tan tuyến pḥng thủ của quân Romania và bao vây Quân đoàn số 6 của Đức, trước khi xóa sổ quân đoàn này vào tháng 1/1943.
Chiến thắng Stalingrad là bước ngoặt của Thế chiến II, có ư nghĩa quan trọng về quân sự và chính trị với phe Đồng minh. Quân Đức bị giáng một đ̣n choáng váng và buộc phải xem xét lại toàn bộ chiến lược quân sự đối với Mặt trận phía Đông.
Chiến thắng Kursk
Kursk là một trong những trận đánh lớn nhất lịch sử thế giới với sự tham gia của trên ba triệu binh sĩ và khoảng 1.500 xe tăng. Sau thất bại tại Stalingrad, quân Đức t́m cách trả thù Hồng quân và muốn lấy lại thế chủ động trên chiến trường. Các chỉ huy Đức lên kế hoạch bao vây Hồng quân gần Kursk bằng hai gọng ḱm chính. Tuy nhiên, lực lượng Hồng quân đă chuẩn bị tốt cho cuộc tấn công và đă trụ vững.
Khi đà tiến công của Đức chững lại, Hồng quân bắt đầu tổ chức phản công và nhanh chóng giành thắng lợi, với việc giải phóng được các thành phố Belgorod và Oryol.
Trận Kursk đánh dấu thất bại của quân Đức trong nỗ lực cuối cùng ḥng giành lại thế chủ động ở Mặt trận phía Đông. Sau trận đánh, Hồng quân đă khẳng định được vai tṛ kiểm soát chiến trường, hướng tới chiến thắng hoàn toàn trước quân phát xít.