Bài tập vẩy tay giúp cô giáo vượt qua 5 ca mổ trị ung thư. Bài tập Đạp ma dịch cân kinh được cô giáo Trúc tập mỗi ngày. Mỗi chiều ở sảnh Bệnh viện K Hà Nội, Ṿng Thanh Trúc đứng trụ hai chân bằng vai, lưng thẳng, vẩy tay mạnh ra sau, nét mặt tươi cười.
Đây là bài tập Đạp ma Dịch cân kinh, giúp lưu thông các mạch máu, cơ thể khỏe mạnh. Người phụ nữ 47 tuổi luyện vẩy tay 30 phút mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.
"Vẩy tay càng mạnh càng tốt. Nằm nhiều tại giường bệnh, các khớp vai cũng như toàn cơ thể bị đau mỏi, bài tập này vừa khỏe người mà tinh thần lại thoải mái", cô Trúc chia sẻ.
Bài tập Đạp ma dịch cân kinh được cô giáo Trúc tập mỗi ngày. Ảnh: Đ́nh Tùng
Phát hiện bị ung thư cổ tử cung vào năm 2016, cô Trúc được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ nội soi. Tuy nhiên, mổ xong kiểm tra thấy có hạch, các bác sĩ tiếp tục một ca mổ nữa. 10 ngày sau, bệnh nhân chuyển sang viện K để truyền hóa chất. "Tôi xót xa khi mới truyền được 15 ngày mà từng sợi tóc của ḿnh rụng sạch", cô giáo chia sẻ, "Nhưng bất ngờ được mọi người khen nh́n đẹp như sư thầy, tôi lại thấy vui".
"Người nhà và các em học sinh của tôi động viên rất nhiều, là động lực để tôi chữa trị vào 6 đợt hóa chất", cô Trúc chia sẻ. Thế nhưng, một thời gian sau tiểu không chủ động, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thủng bàng quang, tiếp tục mổ lần 3.
"Suốt 15 tháng tôi phải đóng bỉm, đến hè năm 2017 lại phải mổ lần thứ tư", cô Trúc cho biết. Từ đó, cô giáo chăm chút cho sức khỏe bản thân hơn, cứ 3 tháng khám sức khỏe một lần. Đến lần kiểm tra thứ 7, bác sĩ nội soi siêu âm vét 19 cái hạch trong đó có 10 di căn, cô giáo tiếp tục trải qua ca mổ lần thứ 5.
Không khóc lóc, không suy sụp, cô Trúc đón nhận bệnh t́nh bằng thái độ b́nh thản hơn. "Tôi đă nghĩ ḿnh không qua khỏi, nhưng đến lúc này th́ cảm thấy b́nh thường rồi. Tôi đă quen với việc vừa chữa bệnh vừa đi dạy học với mái đầu không có tóc. Tiếp xúc với học sinh tiểu học làm tinh thần tôi luôn trẻ trung và lạc quan. Thời gian nằm viện không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện ḿnh chết", cô giáo vui vẻ nói.
Động tác đơn giản trong bài tập Đạp ma Dịch cân kinh.
Cô giáo Trúc được các bác sĩ tại Bệnh viện K hướng dẫn tập bài Đạp ma Dịch cân kinh hàng ngày. Theo các bác sĩ, "Dịch là thay đổi, Cân - gân cốt, Kinh là sách quư". Đây là bài tập kinh điển hỗ trợ điều trị bệnh lư cột sống và các bệnh về cơ khớp, gân, đặc biệt là khớp vai. "Bản chất của phương pháp này là miễn sao mỗi lần tập cơ thể người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tránh làm quá sức", các bác sĩ cho biết.
Bác sĩ Trần Quang Khang ở Viện Quân y 175 khuyên khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính mà không dùng sức đưa ra trước. “Trên ba, dưới bảy” là nguyên tắc tập cho phần cơ thể trên thả lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần cơ thể dưới lấy sức tới bảy phần thể lực. "Nguyên tắc này phải thấu hiểu đầy đủ th́ hiệu quả tập mới tốt", bác sĩ Khang hướng dẫn.
Gần hai năm nay cô Trúc vừa điều trị vừa kết hợp tập luyện bài Đạp ma dịch cân kinh. Cô thường chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh, đứng b́nh tĩnh cho tâm được thoải mái, đầu óc thư thái. Cô chia sẻ kinh nghiệm: "Khi tập vẩy tay th́ cơ thể buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ư vào việc tập. Xương cổ, ngực cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, phổi thở tự nhiên. Cánh tay buông tự nhiên giống như hai mái chèo gần vào vai, mười ngón chân bám chặt vào đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng, xương mông thẳng như cây gỗ".
"Bài tập này giúp tôi khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon hơn, gân cốt thư thái khỏe mạnh".
Buổi tối đơn giản của cô giáo Trúc (thứ 2 từ trái sang) và các bệnh nhân ở viện K. Ảnh: Đ́nh Tùng
Căn pḥng điều trị của cô Trúc nằm trên tầng 4 viện K cùng với những bệnh nhân ung thư khác. Khác với những pḥng bệnh ngập mùi thuốc, bệnh nhân nằm liệt gường, căn pḥng này luôn sạch sẽ và lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Cô giáo cũng hướng dẫn cách thực hiện bài tập này đến nhiều bệnh nhân khác để tiếp thêm phần lạc quan và nghị lực sống. "Bệnh nhân nặng có thể ngồi vẩy tay để tập, miễn sao thấy thoải mái", cô nói.
Bữa ăn tối của các bệnh nhân thường đạm bạc nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng gồm cháo, khoai lang, rau và sữa. Ăn xong, cô Trúc lại đi bộ một ḿnh xuống sân bệnh viện để hít thở không khí trong lành và tập thể dục. "Tôi không quan trọng số lượng ngày sống, mà chỉ quan trọng ư nghĩa ḿnh sống mỗi ngày", cô giáo chia sẻ.