Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có thuốc nào chữa được. Căn bệnh này được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi nó có thể gây ra các biến chứng ở hệ thống tim mạch, thần kinh, thận, mắt, gây viêm tắc hoại tử các đầu chi và tổn thương não khiến hôn mê...
5 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1:
Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi gọi là tiểu đường týp 1, phụ thuộc insuline, nguyên nhân do tuyến tụy không tiết đủ insuline để vận chuyển đường glucose từ máu vào các tế bào. Nhóm này chiếm khoảng 5% tỉ lệ người mắc bệnh, có liên quan đến gien di truyền, nhiễm virus, vi khuẩn, hoặc do tự miễn.
Khát nước
Nếu bạn cảm thấy khát thì có nghĩa là cơ thể của bạn đang bị thiếu nước. Thế nhưng, khi thường xuyên gặp phải tình trạng khát nước thì nên cẩn thận vì có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu
Khi bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, thậm chí còn dễ cáu kỉnh, bực bội và chẳng muốn làm bất cứ việc gì thì cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo lượng đường đang tích trữ nhiều trong cơ thể. Điều này cũng khiến bạn luôn muốn nghỉ ngơi và không có năng lượng để nhấc mình ra khỏi giường.
Đi tiểu đêm
Nếu thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu thì bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua dấu hiệu này vì có thể là do bệnh tiểu đường gây ra.
Hay đói bụng
Có thể là do mức độ insulin và glucose trong cơ thể bạn đang giảm mạnh, từ đó dẫn đến tình trạng thường xuyên đói và muốn tìm đồ ăn để nạp vào cơ thể.
Giảm cân đột ngột
Chính việc giảm cân quá nhanh trong khi bản thân đang không theo bất kỳ chế độ ăn kiêng nào cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Lúc này, bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
5 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2:
Còn bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi gọi là tiểu đường týp 2, không phụ thuộc insuline, tức tuyến tụy tiết đủ insuline nhưng cơ thể đề kháng với insuline làm giảm mức chuyển hóa đường. Nhóm này chiếm khoảng 95% tỉ lệ người mắc bệnh và có liên quan nhiều đến phong cách sống.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có những biểu hiện khác so với tuýp 1. Hệ thống tự miễn dịch của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.
Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ủ trong cơ thể bạn từ nhiều năm mà chính bạn cũng chưa từng để ý. Do đó, hãy tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo bệnh ngay từ bây giờ để kịp thời phòng tránh.
Da tái nhợt, sạm màu
Nếu nhận thấy làn da có dấu hiệu khô tái, sạm màu ở dưới cánh tay hoặc vùng xung quanh cổ thì hãy cẩn thận vì có thể là bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Máu lưu thông kém
Do máu lưu thông kém nên khiến làn da của bạn bị khô và ngứa, từ đó là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Vết thương lâu lành
Khi cơ thể của bạn có những vết thương hở hay vết bầm tím quá lâu lành thì có thể là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường.
Ngứa ran, tê tay chân
Đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đã bắt đầu tác động lên các dây thần kinh của bạn.
Suy giảm thị lực
Khi bắt đầu có dấu hiệu giảm tầm nhìn thì đừng chủ quan xem thường mà nên đi khám để phát hiện bệnh sớm.
Những đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường
Những người trên 55 tuổi trở lên cần khám sàng lọc bệnh tiểu đường 2 lần/năm vì đây là đối tượng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, những người từ 45 – 55 tuổi có biểu hiện thừa cân, béo phì; mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mắc các biến chứng tim mạch; rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu); tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường cũng cần đi khám sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có). Việc phát hiện bệnh sớm và tuân thủ điều trị sẽ giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Một đối tượng nữa cần lưu ý đề phòng khả năng mắc bệnh tiểu đường là phụ nữ mang thai có xảy ra tình trạng tiểu đường tạm thời hoặc sinh con nặng trên 4.000 gam; Phụ nữ có hội chứng đa nang buồng trứng; Những người có giảm dung nạp đường glucose.
Therealrtz © VietBF