Nhiều người không biết cách đặt giấy vệ sinh sao cho đúng. Có người thích đặt cuộn giấy xoay vào trong, có người để chúng xoay ra ngoài. Vậy như thế nào mới là chuẩn nhất?
Nên đặt giấy vệ sinh như thế nào trong toilet thực ra là một câu hỏi gây tranh căi trong cộng đồng từ rất lâu rồi, có khi là ngay từ thời điểm giấy cuộn vệ sinh vừa mới ra đời. Giống như tranh căi về việc nên dùng giấy hay dùng ṿi xịt, th́ cộng đồng mạng cũng chia thành 2 phe liên quan đến việc đặt giấy xoay vào trong hay xoay ra ngoài.
Tranh cái kéo dài cả trăm năm, với vô vàn giả thuyết ủng hộ cả 2 phe phái. Nhưng cuối cùng th́ bất ngờ thay câu trả lời đă xuất hiện vào một ngày của năm 2015, khi trang Huffington Post "khai quật" được một tài liệu... hướng dẫn dùng giấy vệ sinh có từ năm 1891.
Tài liệu từ cách đây cả hơn 100 năm đă chấm dứt tranh căi kinh điển một cách đầy ngoạn mục
Seth Wheeler - người đă sáng chế ra giấy vệ sinh dạng cuộn đă viết ra bản hướng dẫn này để phổ biến cách sử dụng của giấy vệ sinh đến cho tất cả mọi người. Có thể nói đây là cách sử dụng "gốc" của giấy vệ sinh, và theo bản gốc th́ cách đặt đúng chính là xoay giấy ra ngoài.
Trên thực tế, việc xoay giấy ra ngoài không chỉ là ư thích của người sáng lập, mà có nhiều lợi điểm được khoa học ủng hộ. Nó giúp chúng ta giảm rủi ro cọ tay vào tường, nghĩa là giảm bớt khả năng vi khuẩn lan truyền. Khả năng đứt đoạn của giấy cũng bị giảm đi nếu đặt xoay ra ngoài.
Hơn nữa, các thương hiệu cũng thiết kế logo ở mặt ngoài, nên rơ ràng đặt cuộn giấy như vậy sẽ làm tăng hiệu quả về mặt thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên, những người chọn hướng xoay vào trong cũng có những lư do của riêng ḿnh. Ví dụ như việc đặt giấy vào trong sẽ ngăn được trẻ em và vật nuôi t́m cách nghịch giấy. Ngoài ra giấy vệ sinh trên các phương tiện công cộng cũng được đặt xoay ra ngoài, tránh các rung động khi di chuyển khiến giấy vô t́nh rơi ra.
Mà tóm lại, chúng ta thực chất không có cách nào là đúng tuyệt đối cả. Xoay vào trong hay hướng ra ngoài, bạn đặt thế nào cũng được, miễn sao phù hợp với nhu cầu sử dụng thôi.
VietBF © Sưu Tầm