Giấc ngủ đứng số 1 trong những việc "đại sự" quan trọng của đời người. V́ thế một giấc ngủ đứng ngang với trăm thang thuốc bổ.
Với nhịp sống hiện đại ngày nay, không chỉ giới trẻ mà cả những người trưởng thành, thậm chí lứa tuổi trung niên cũng dần có thói quen thức khuya hơn. Tốc độ cuộc sống càng phát triển nhanh hơn, cơ hội tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn khiến chúng ta làm việc và giải trí với tần suất cao hơn. Đồng nghĩa với việc thời gian dành cho giấc ngủ ngày càng ít đi. T́nh trạng này khiến cho chức năng của các bộ phận trên cơ thể bị suy kiệt một cách nhanh chóng, đặc biệt là gan và thận với nhiệm vụ thải độc khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu.
Theo các chuyên gia nghiên cứu y học hiện đại, nếu sau 11 giờ đêm mà chưa đi ngủ, nhịp sinh học của cơ thể sẽ bị thay đổi nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ suy kiệt một số chức năng cơ quan trong cơ thể. Cho dù có ngủ bù vào ngày hôm sau th́ cũng không đủ khả năng để tái tạo lại như trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Chưa kể đến, việc thức khuya lâu dài cũng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, nhất là ung thư gan.
Từ xa xưa, khi mà y học hiện đại c̣n chưa phát triển, chúng ta đă biết được giấc ngủ của con người ẩn chứa rất nhiều bí ẩn, đóng vai tṛ vô cùng quan trọng cho cả sức khỏe về thể chất và tinh thần. Trong kho tàng tri thức về sức khỏe và dưỡng sinh cổ đại, danh y nổi tiếng Trung Quốc với biệt hiệu thần y Hoa Đà đă để lại cho hậu thế những nguyên tắc quan trọng sau đây, nhắc nhở chúng ta phải coi giấc ngủ là vấn đề quan trọng hàng đầu để có thể dưỡng sinh dưỡng thần, sống lâu trăm tuổi.
1. Nhất định phải ngủ trước giờ Tư
Từ 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng là khoảng thời gian khởi đầu một ngày mới của cơ thể. Gan và mật sẽ bắt đầu hoạt động, thực hiện chức năng đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể của ḿnh. Vào lúc này, nếu cơ thể chưa bắt đầu ngủ sâu, thận ắt mệt, mà tâm và thận tương liên, có sự kết nối lẫn nhau, dễ sinh ra hỏa khí, hao tổn tinh thần. Khi khí huyết cơ thể bị tổn thương, 11 tạng phủ c̣n lại trong người cũng bị suy giảm công năng một cách đáng kể, dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút và chịu những tổn thương sâu sắc về sức khỏe.
Do đó, chúng ta phải đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng giờ Tư để đồng hồ sinh học của cơ thể có thời gian làm việc và phục hồi. Đây cũng là nguyên tắc mà các thiền sư Thiếu Lâm luôn luôn áp dụng trong quá tŕnh dưỡng sinh và tu tập của ḿnh.
2. Khi đi ngủ phải để đầu óc thanh thản
Trung y có quan niệm: "Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau. Trằn trọc suy nghĩ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến t́nh trạng mất ngủ. Thời điểm nằm lên giường, không nên tính toán chuyện tương lai hay quá khứ, hăy thanh lọc đầu óc và tâm hồn, lắng nghe hơi thở của chính ḿnh từ nông đến sâu, từng ngắn đến dài. Khi tạp niệm bị loại bỏ, cơ thể thả lỏng như nước về với biển, tự nhiên sẽ có giấc ngủ tốt hơn.
3. Tranh thủ nghỉ ngơi trong giờ trưa
Khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 01 giờ chiều cũng được coi là thời điểm vàng để chúng ta tranh thủ nghỉ ngơi, giữ sức cho cơ thể. Nếu như không tiện để ngủ, chúng ta cũng nên lựa chọn một nơi yên ắng để ngồi tĩnh tọa, nhắm mắt an thần từ mười lăm đến ba mươi phút để giúp áp lực và mệt mỏi trong ngày được giải tỏa. Chỉ 5 phút nghỉ ngơi đúng cách vào buổi trưa có tác dụng ngang với 2 tiếng đồng hồ ngủ sâu, đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe.
4. Ngày hè dậy sớm, mùa đông dậy muộn
Buổi sáng là khoảng thời gian loại bỏ các tạp chất trong cơ thể sau một đêm và hấp thụ thêm dinh dưỡng tốt nhất cho cả ngày dài. Các y sư khuyến cáo rằng, từ 7 giờ đến 09 giờ sáng được coi là khoảng thời gian vàng để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi khí trời hạ xuống, sương mù và giá rét tăng lên, chúng ta không nên dậy quá sớm để tránh hàn khí vào người, tổn hại đến sức khỏe của phổi và gan.
Ngủ tốt sẽ quyết định chất lượng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. 4 lời khuyên về giấc ngủ của danh y Hoa Đà là một bí quyết tuyệt vời bạn nên tham khảo, áp dụng để khỏe mạnh, sống lâu.
VietBF © sưu tầm