Máu nhân tạo do Nhật Bản chế tạo có thể lưu trữ ở nhiệt độ thường trong hơn một năm, bệnh nhân không cần làm xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền.
Các nhà nghiên cứu Đại học Y khoa Quốc pḥng Nhật Bản đă thử nghiệm truyền máu nhân tạo trên cơ thể 10 con thỏ bị xuất huyết nghiêm trọng. Kết quả, 6 con sống sót, đạt tỷ lệ tương đương khi truyền máu thật, không có trường hợp nào đông máu.
Thiếu hụt tế bào tiểu cầu và hồng cầu nghiêm trọng ở người có thể dẫn đến tử vong. Hiện, thời gian lưu trữ tối đa các tế bào tiểu cầu và hồng cầu lần lượt là 4 và 20 ngày. Các cơ sở y tế luôn phải đảm bảo dự trữ một lượng lớn tiểu cầu và hồng cầu hiến thuộc tất cả các nhóm máu cho trường hợp khẩn cấp.
Các đơn vị hồng cầu và tiểu cầu của nhóm máu nhân tạo được nhón nhà nghiên cứu đặt trong các túi liposome nhỏ có nguồn gốc từ màng tế bào để cầm máu và chuyển oxy.
Mẫu máu nhân tạo do nhóm nghiên cứu t́m ra. Ảnh: Asahi Shimbun
Thông thường, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nhóm máu trước khi truyền. V́ vậy nhân viên cấp cứu y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe không được truyền máu trong xe cứu thương.
Khi sử dụng máu nhân tạo, những bệnh nhân bị thương nặng có thể được điều trị trước khi đến bệnh viện, nhờ vậy khả năng sống sót cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng giúp giải quyết t́nh trạng thiếu nhóm máu dự trữ từ người hiến.
"Máu nhân tạo sẽ tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân sống ở vùng sâu vùng xa bởi rất khó dự trữ đủ lượng máu ở các khu vực này", ông Manabu Kinoshita, phó giáo sư miễn dịch học tại Đại học Y khoa Quốc pḥng, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Mỹ Transfusion.
VietBF © sưu tầm