Tờ New York Times dẫn một báo cáo mới cho thấy: Người tiêm vaccine COVID-19 có thể bị nổi hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương đ̣n, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia, sưng tấy vùng tiêm là phản ứng b́nh thường của hệ thống miễn dịch với bất cứ loại vaccine nào, bao gồm mũi tiêm pḥng cúm hay ung thư cổ tử cung (HPV). Triệu chứng này là vô hại và sẽ biến mất trong vài tuần.
Sưng hạch ở nách là tác dụng đă được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech. Theo nghiên cứu của Moderna, 11,6% người dùng bị sưng hạch bạch huyết sau liều tiêm đầu tiên, 16% có triệu chứng này sau mũi thứ hai. Pfizer-BioNTech ghi nhận 0,3% t́nh nguyện viên gặp t́nh trạng trên.
Tuy nhiên, hạch bạch huyết có thể hiển thị dưới dạng đốm trắng trên kết quả chụp quang tuyến vú hoặc chụp cắt lớp lồng ngực, gần giống với h́nh ảnh lây lan của khối u. Các chuyên gia X-quang cho rằng con số thực tế có thể cao hơn, nhiều trường hợp hiển thị trên ảnh chụp quang tuyến vú, cắt lớp hoặc CT.
Tiến sĩ Constance D. Lehman, trưởng khoa Phân tích Nhũ ảnh tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, tác giả của hai báo cáo đăng trên tạp chí Roentgenology về vấn đề này, cho biết: "Tôi đặc biệt muốn phổ biến điều này đến các bệnh nhân đang theo dơi sau khi điều trị thành công ung thư. Họ có thể lo lắng khi tái khám và nghe được rằng bác sĩ t́m thấy một đốm trắng lớn, có thể là dấu hiệu của ung thư’".
Theo bà Lehman, điều quan trọng là các trung tâm chẩn đoán h́nh ảnh cần nắm được thông tin người bệnh đă từng tiêm pḥng COVID-19 hay chưa? ghi lại ngày và vị trí tiêm. Đối với các bệnh nhân khám sàng lọc có đốm trắng trên kết quả chiếu chụp nhưng không gặp vấn đề bất thường nào khác, pḥng khám của bà gửi kèm thư lưu ư: "Hạch xuất hiện ở vùng nách bên tiêm vaccine COVID-19 lớn hơn, có hiển thị trên ảnh chụp quang tuyến vú. Điều này rất phổ biến, là phản ứng b́nh thường của cơ thể với vaccine. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có khối u ở nách kéo dài hơn 6 tuần sau khi tiêm pḥng, bạn nên thông báo lại với bệnh viện".
Để tránh gây hoang mang, người dân có thể đổi lịch chụp X-quang định kỳ và các thủ tục tương tự sang ít nhất 6 tuần sau tiêm liều vaccine cuối cùng - theo khuyến cáo của Hiệp hội Chẩn đoán Nhũ ảnh. Dù thế, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên tŕ hoăn tầm soát ung thư vú quá lâu. Người mắc ung thư được khuyến khích tiêm vaccine COVID-19, bởi họ có nguy cơ tử vong cao hơn so với cộng đồng nói chung.
VietBF @ Sưu tầm