Kế hoạch mở cửa của các nước bị đảo lộn khi từng gấp rút chuẩn bị mở cửa, giờ đây phải vật lộn ứng phó với biến chủng Delta. Một số nơi quy định đeo khẩu trang trở lại, kể cả với người đă tiêm hai 2 mũi vaccine.
Những đợt bùng dịch mới do biến chủng Delta siêu lây lan khiến các thành phố lớn ở Trung Quốc, Australia, Philippines và tại một số nước khác vẫn chưa thể mở cửa lại. Chính quyền các quốc gia này, đặc biệt ở châu Á, thậm chí phải áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn do số người được tiêm vaccine Covid-19 c̣n thấp, theo Straits Times.
Nền kinh tế của các trung tâm sản xuất như Thái Lan chịu thiệt hại đáng kể do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Các thương hiệu toàn cầu phải tạm dừng hoạt động sản xuất, từ đó có thể dẫn đến thất thu mùa lễ hội ở các thị trường lớn.
Một vài người ra đường ở Melbourne sau khi thành phố đóng cửa một tuần vào ngày 6/8. Ảnh: EFE.
Biến chủng Delta, được phát hiện ở Ấn Độ, trở thành biến chủng nguy hiểm nhất ở nhiều quốc gia. Hầu hết ca nhiễm Covid-19 mới ở Mỹ, Anh, Nga, Đức và Singapore là do biến chủng này gây nên.
Các quốc gia như Israel, Anh và Mỹ cũng nhanh chóng khuyến nghị người dân đeo khẩu trang trở lại, kể cả với những người đă được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ. Dữ liệu cho thấy nhiều người dù đă tiêm hai mũi vaccine vẫn bị nhiễm biến chủng Delta và lây truyền đến người xung quanh.
Các ca nhiễm "đột phá"
Các nghiên cứu cho thấy tính đến nay, Delta là biến chủng lây lan nhanh nhất và nguy hiểm nhất của virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học ước tính mức độ lây nhiễm của biến chủng Delta mạnh hơn biến chủng Alpha - lần đầu được t́m thấy ở Anh - đến 50%. Trong khi đó, chủng Alpha vốn đă dễ lây hơn chủng virus ban đầu được t́m thấy tại Vũ Hán.
Ngoài ra, biến chủng Delta c̣n có khả năng lây nhiễm ở những người đă được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Covid-19. Tuy nhiên, nhóm này sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện hay tử vong so với những người chưa tiêm vaccine.
Hơn 9 trong số 10 ca nhiễm mới, ca nhập viện và tử vong được ghi nhận ở Mỹ tính từ đầu năm 2021 là những người chưa tiêm vaccine Covid-19 hoặc chưa được tiêm đủ hai mũi, theo Kaiser Family Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ chuyên thu thập và phân tích dữ liệu về việc tiêm chủng vaccine Covid-19.
Tại Singapore, 4 trong số 10 ca nhiễm mới là người đă được tiêm hai mũi vaccine Covid-19.
Nhiều ca bệnh nhẹ, hoặc không triệu chứng, có thể đă không được phát hiện nếu giới chức không truy vết người tiếp xúc và xét nghiệm Covid-19 nghiệm ngặt.
Một tín hiệu tích cực là không có ca tử vong ở nhóm người bệnh từng được tiêm đầy đủ vaccine.
Các chuyên gia ư tế nhấn mạnh rằng các ca nhiễm ở nhóm người đă được tiêm ngừa đầy đủ, thường được gọi là ca nhiễm "đột phá", không có nghĩa là vaccine không có tác dụng.
"Nguy cơ nhiễm bệnh ở nhóm người đă được tiêm đầy đủ vaccine đáng ra phải là 0%. Việc những người này bị nhiễm Covid-19 không phải do vaccine không hiệu quả mà là do virus đă lây lan quá rộng", tiến sĩ James Hamblin, giảng viên tại trường Y tế Công cộng Yale, viết trong một bản tin sức khỏe ngày 6/8.
Ngoài ra, ông cho biết thêm trên Twitter: "Không một ai nói rằng vaccine sẽ ngăn virus corona xâm nhập cơ thể bạn. Các vaccine sẽ ngăn chặn bệnh trở nặng, và chúng đang chứng tỏ hiệu quả tốt".
Nguy cơ lây nhiễm rất nhanh
Hiện vẫn chưa rơ mức độ việc người được tiêm ngừa đầy đủ có thể lây truyền virus cho những người xung quanh.
Các nhà nghiên cứu cho biết những người bị nhiễm biến chủng Delta mang trong hệ hô hấp của ḿnh tải lượng virus gấp 1.000 lần so với những người mắc phải chủng ban đầu của virus corona.
"Hăy h́nh dung thế này: Bạn cần ở trong pḥng kín với một bệnh nhân Covid-19 khoảng 15 phút để tiếp xúc một lượng virus đủ nhiều th́ mới mắc bệnh. (Với biến chủng Delta) Giờ đây, lượng virus có thể gấp 1.000 lần", giáo sư Linsey Marr tại trường Đại học Virginia Tech, nghiên cứu về đường lây truyền qua không khí của virus, nói với Wall Street Journal.
"Và 15 phút sẽ được rút ngắn chỉ c̣n vài giây", giáo sư Marr nói.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây ở trường Đại học Imperial College London cho thấy nếu người được tiêm ngừa đầy đủ bị nhiễm biến chủng Delta, khả năng lây truyền cho người khác sẽ giảm đi. Nguyên nhân do tải lượng virus ở nhóm người này thấp hơn so với những người chưa tiêm vaccine.
Nguy cơ bị nhiễm biến chủng Delta ở nhóm này cũng thấp hơn 50% so với người chưa tiêm vaccine.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở Singapore cho biết sau khi mắc bệnh, người đă tiêm chủng sẽ có tải lượng virus giảm nhanh hơn, khiến khả năng lây truyền của họ cũng giảm trong một khoảng thời gian ngắn.
"Điều đáng lo ngại là biến chủng Delta lây lan mạnh mẽ hơn. Nó sẽ tấn công những người chưa tiêm vaccine Covid-19 và lây nhiễm một cách nhanh chóng", theo bác sĩ Amesh A. Adalja, một học giả cao cấp của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins tại Mỹ.
"Những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ nhập viện cao. Nhiều người trong số đó sống ở các vùng có địa h́nh trắc trở, gây khó khăn cho các bệnh viện trong việc tiếp cận và điều trị bệnh nhân", ông Amesh cho biết.
"Nâng cấp" vaccine
Nghiên cứu của trường Đại học Imperial College London (Anh) ước tính rằng hai mũi vaccine Covid-19 chỉ đạt hiệu quả 49% trong việc chống lại biến chủng Delta, thấp hơn nhiều so với ước tính trước đây từ các nghiên cứu khác.
Dữ liệu ban đầu vào tháng trước ở Isreal, nơi 6 trong 10 người đă được tiêm đầy đủ vaccine Pfizer-BioNTech, cũng cho thấy hai mũi vaccine chỉ đạt hiệu quả 39% trong việc chống lại biến chủng Delta.
Lo ngại rằng biến thể Delta hay các biến thể mới có thể làm giảm độ hiệu quả của các vaccine hiện hữu, các nhà khoa học đang t́m cách cải thiện vaccine, khuyến cáo tiêm nhắc lại và phát triển các loại vaccine mới có khả năng chống lại virus tốt hơn.
Dữ liệu tính đến nay cho thấy các vaccine đang được sử dụng ở các nước vẫn đủ hiệu quả để chống lại các triệu chứng nặng từ biến chủng Delta.
Bốn loại vaccine được cấp phép sử dụng ở Singapore là Pfizer-BioNTech, Moderna, Sinovac và Sinopharm. Độ hiệu quả của hai loại vaccine do Mỹ sản xuất trong khoảng 64-95%.
"Tóm lại, nếu bạn đă được tiêm vaccine, bạn được bảo vệ", bác sĩ Celine Gounder, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bệnh viện Bellevue, nói trên Straits Times.
VietBF@sưu tập