Ra biển phát hiện loài sinh vật trông giống rồng thần, người đàn ông đăng hỏi dân mạng mới biết vừa gặp nguy hiểm chết người! Hóa ra loài sinh vật này bị nhiều người cho là có nguồn gốc từ ngoài hành tinh v́ h́nh dáng kỳ lạ của nó.
Chưa ǵ dân mạng đă khoe các món tủ ngày Tết, công nhận năm mới đến sát nút rồi!
Một video đang viral trên TikTok với hơn 34 triệu view khiến netizen sững sờ. Người đàn ông quay clip trong một dịp ra bờ biển ở Anh, anh phát hiện một loài sinh vật có h́nh thù lạ, màu sắc sặc sỡ đang trôi nổi. V́ thấy hiếu kỳ nên anh đă dùng tay hớt loài sinh vật đó lên và quay video hỏi người xem.

Loài vật này nhỏ hơn đầu ngón tay, khi được thả xuống nước biển sẽ xoè các chi ra và nổi trên mặt nước như vậy (Nguồn: @
julianobayd)
Dân mạng đa số đều không biết lai lịch của loài vậy này, nhiều người c̣n cho rằng chúng là sinh vật ngoài hành tinh, rồng thần trong truyền thuyết, thậm chí là một loài… Pokémon. Tuy nhiên, sự thật đă được các nhà khoa học t́m ra.
Đó chính là con sên biển, hay c̣n được gọi là rồng xanh, tên khoa học Glaucus Atlanticus. Chúng được t́m ra từ thế kỷ 17 nhưng mới được truyền thông chú ư vài năm trở lại đây, nhờ sự lan toả của phim ảnh và Internet. Rồng xanh có kích thước tối đa chỉ khoảng 3cm, vẻ ngoài ấn tượng với màu xanh ánh bạc, các chi xoè ra trông giống những sinh vật huyền thoại.

Rồng xanh - Glaucus Atlanticus
Rồng xanh dành phần lớn cuộc đời trôi nổi giữa đại dương, màu sắc lẫn với màu nước biển giúp chúng tránh được sự tấn công của các loài chim và cá. Nhỏ bé là vậy nhưng chúng có khẩu phần ăn nặng đô với khoái khẩu là các loài sứa độc, đặc biệt là Portugese Man O’War - một loài sứa có thể giết người v́ độc trên tua. Chính v́ vậy chuyên gia khuyên du khách nên tránh xa rồng xanh khi phát hiện chúng. Những năm trở lại đây rồng xanh có xu hướng trôi dạt vào bờ biển nhiều hơn.

Người đàn ông trong clip suưt gặp nguy hiểm chết người, may mà con rồng xanh anh t́m thấy không có phản ứng châm độc pḥng vệ
Cũng v́ ăn loài sứa độc như vậy mà Glaucus Atlanticus cũng là một loài kịch độc. Chúng không tiêu hoá mà tích trữ lại chất độc ở đầu các chi - giống các “ngón tay” xoè ra khắp cơ thể và sử dụng khi cần.

Một điểm thú vị nữa là rồng xanh không hề có vỏ hay mô cứng trên cơ thể. Chúng cũng là loài lưỡng tính, cá thể nào cũng có thể thụ tinh, đẻ trứng sau khi giao phối. Điểm ghê rợn là khi không có chỗ đẻ, rồng xanh sẽ đẻ trên… xương của kẻ thù.
VietBF@ sưu tập