Những lời nói tiêu cực mà cha mẹ vô t́nh nói thường ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Đứa trẻ c̣n quá nhỏ, chưa nhận thức đầy đủ để có thể chọn lọc thông tin nên trẻ cảm thấy lời cha mẹ là thật và bị tổn thương sâu sắc.
Là những bậc cha mẹ khôn ngoan, am hiểu, tốt nhất bạn không nên dùng những câu nói sau để giao tiếp với con.
1. Cấm được căi lời
Khi trẻ phản biện, bảo vệ cho quan điểm của ḿnh, nhiều phụ huynh có thể không vừa ḷng. Khi ấy, không ít cha mẹ sẵn sàng cắt ngang lời con: "Đừng nói nữa, cấm được căi lời", "Con không được phép căi lại",… Họ cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đứa trẻ cũng không được phép căi lời. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định câu nói này khiến trẻ cảm thấy tổn thương, bực bội v́ không được tôn trọng và lắng nghe.
Thay v́ dùng những lời lẽ bực bội, buộc tội, cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe vấn đề trẻ đang gặp phải. Hăy cho trẻ cơ hội phản biện và phân tích đúng sai. "Con nên làm như này…", "Cha/mẹ nghĩ con thử phương pháp này sẽ tốt hơn",… là những lời khuyên mà cha mẹ nên nói với con. Nếu cha mẹ độc đoán, con sẽ trở nên không tin tưởng nữa và có nguy cơ thực hiện những hành động chống đối.
2. Cha/mẹ ghét công việc của ḿnh
Không phải ngày nào cũng là một ngày tuyệt vời, sẽ có những ngày tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ v́ bị lănh đạo khiển trách hay công việc không như ư. Khi rơi vào t́nh cảnh đó, nhiều cha mẹ trở về nhà, lạnh lùng nói với con của ḿnh: "Cha/mẹ ghét công việc của ḿnh". Tiếp đó, họ thường phàn nàn về những việc trong ngày.
Đứa trẻ nghe và tiếp thu những lời nói này rất nhanh. Thực tế, những câu nói tiêu cực có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của trẻ. V́ vậy, cha mẹ không nên phàn nàn về công việc của ḿnh trước mặt trẻ. Nếu không trẻ sẽ luôn nghĩ trưởng thành là điều đáng sợ, áp lực. Và sau khi lớn lên, trẻ có thể không chọn được ngành học phù hợp với bản thân.
3. Con là đứa trẻ vô dụng
"Con là đứa trẻ vô dụng", "Con không làm được đâu",… là những câu nói tiêu cực mà nhiều cha mẹ thường dành cho con khi con không làm được điều vừa ư. Nhưng cha mẹ đừng vội vàng dùng lời lẽ phán xét, phủ nhận công sức của trẻ.
Đây đều là câu nói khiến trẻ tổn thương sâu sắc, khiến trẻ dần trở nên tự ti, mặc cảm vào bản thân và cho rằng ḿnh là người kém cỏi. Câu nói này cũng khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Trẻ sẽ không c̣n muốn chia sẻ, càng không muốn cố gắng để phát triển bản thân v́ "trong mắt cha mẹ, ḿnh chẳng làm được tṛ trống ǵ".Thay v́ dùng lời lẽ chê bai, cha mẹ nên là người bạn đồng hành của con. Hăy đưa ra những lời động viên, khích lệ tinh thần để trẻ cảm thấy tự tin, hạnh phúc. Như vậy, trẻ mới nỗ lực để chinh phục những mục tiêu cao hơn.
4. Con hăy ra khỏi nhà ngay, đừng bao giờ về nữa
Trong các cuộc tranh luận giữa cha mẹ và con cái, khi cơn tức giận lên đến cực điểm, nhiều người tức lên nên mất b́nh tĩnh nói: "Con hăy ra khỏi nhà ngay, đừng bao giờ về nữa". Đây chỉ là câu nói trong lúc nóng giận nhất thời. Tuy nhiên, lời đe dọa không phải là cách phù hợp cho cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái mà chỉ khiến bầu không khí trở nên căng thẳng. Và đứa trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn bă, không c̣n cảm giác an toàn khi ở nhà.
Thay v́ để cuộc tranh luận kéo dài quá lâu và đi vào bế tắc, tốt hơn bạn nên đi ra chỗ khác để lấy lại b́nh tĩnh cho bản thân và cho cả đứa trẻ. Sau khi cơn nóng giận đă qua, cha mẹ mới nên tṛ chuyện với con để giải tỏa những khúc mắc.
5. Cha/mẹ đang bận
Cha mẹ không thể tránh khỏi những lúc bận rộn hoặc muốn có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giăn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cứ thường xuyên nói với con những câu như: "Cha/mẹ đang bận", "Đừng làm phiền cha/mẹ",… sẽ dần tạo nên một bức tường vô h́nh ngăn cách với con cái.
Sự từ chối liên tục của cha mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí sinh ra trầm cảm, sống khép ḿnh, không muốn giao tiếp với ai. Trẻ cũng nghĩ rằng ḿnh là người thừa, cha mẹ không cần ḿnh nữa. Các con sẽ có xu hướng ít chia sẻ và bày tỏ với cha/mẹ khi lớn lên.
|
|