Các loại khoáng sản đất hiếm sẽ trở thành “vũ khí” được Trung Quốc, thành viên chủ chốt của BRICS, sử dụng trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại với Mỹ leo thang.
Khi Washington áp đặt các lệnh hạn chế mới với hoạt động xuất khẩu chip bán dẫn tiên tiến sang quốc gia thành viên của BRICS, Bắc Kinh đều phản ứng bằng cách siết chặt kiểm soát với việc xuất khẩu các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các nhà sản xuất chip.
Mới đây, Trung Quốc đă cấm hoàn toàn việc xuất khẩu gali và germani sang Mỹ. Ngoài ra, antimon, được sử dụng trong kính quan điện, cũng nằm trong danh sách dừng xuất khẩu, nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế đối với các tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất.
Theo Reuters, đây là động thái leo thang được cân nhắc kỹ lưỡng. Trung Quốc đă tận dụng vị thế thống trị của ḿnh với các kim loại quan trọng để “trả đũa” cho mỗi lần Mỹ “tấn công” vào lĩnh vực công nghệ cao.
Tuy nhiên, những động thái đáp trả qua lại có thể sẽ thay đổi khi chính quyền Donald Trump dự kiến áp thuế với toàn bộ hàng hoá Trung Quốc. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu Mỹ có thể chống chọi với những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra với xuất khẩu kim loại như thế nào.
Mỹ phụ thuộc 100% vào nhập khẩu gali, trong đó Trung Quốc chiếm 21% kim loại nhập khẩu, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Mỹ phụ thuộc 82% vào nhập khẩu antimon và hơn 50% vào germani, trong đó các sản phẩm của Trung Quốc chiếm lần lượt 63% và 26% tổng lượng nhập khẩu.
Nguồn nhập khẩu gali và germani từ Trung Quốc vào Mỹ đă không c̣n trong năm nay sau khi Bắc Kinh thắt chặt hoạt động xuất khẩu vào tháng 8/2023. Lệnh cấm mới đưa ra trong tháng này chỉ là một lời xác nhận chính thức rằng Bộ Thương mại Trung Quốc ngừng cho phép xuất khẩu kim loại quan trọng sang Mỹ.
Hậu quả là, chuỗi cung ứng của cả 3 kim loại này đă bị gián đoạn nghiêm trọng khi người mua chật vật để t́m nguồn cung ngoài Trung Quốc. Giá antimon cũng tăng vọt từ 13.000 USD/tấn vào đầu năm lên 38.000 USD sau khi Trung Quốc công bố lệnh hạn chế. Giá germani cũng tăng từ 1.650 USD lên 2.862 USD trong cùng kỳ.
Từ năm 1987, sản lượng gali của Mỹ là 0. Chính quyền Tổng thống Biden đă đổ hàng tỷ USD vào việc xây dựng năng lực sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước nhưng tiến độ chậm, đặc biệt là quá tŕnh cấp phép cho các mỏ mới. Lầu Năm Góc đang ủng hộ dự án tái vận hành mỏ antimon Stibnite ở Idaho nhưng đến năm 2028 mới cho ra sản lượng.
Vấn đề lớn mà Mỹ phải đối mặt là vị thế thống trị trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc đối với các loại khoáng sản quan trọng. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất đối với 26/50 loại khoáng sản hiện được USGS phân loại là “quan trọng”. Nhiều loại khoáng sản trong số đó được sử dụng trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự, như gali, germani và antimon.
Ngoài ra, quy định hạn chế xuất khẩu than ch́ được Trung Quốc tuyên bố cũng là một tín hiệu đáng ngại cho thấy động thái “trả đũa” c̣n lan sang cả lĩnh vực kim loại sản xuất pin. Dù than ch́ không nổi bật như các kim loại sản xuất pin khác như lithium hay coban, nhưng đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho pin dưới dạng cực dương.
Vonfram cũng nằm trong danh sách hạn chế. Đây là kim loại khác nhận được nhiều sự chú ư sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế 25% với một số sản phẩm của Trung Quốc từ đầu năm 2025.
Trong khi đó, Trung Quốc càng kiểm soát gắt gao với hoạt động xuất khẩu kim loại quan trọng, th́ Mỹ lại càng mạnh tay sử dụng thuế quan nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu nhôm và thép từ Trung Quốc đă tăng lên 25% trong năm nay. Thuế với than ch́ tự nhiên của Trung Quốc cũng sẽ tăng lên mức tương tự vào năm 2026.
Nh́n chung, Trung Quốc vẫn đang nắm trong tay công cụ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cao và sẵn sàng đáp trả Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu thành phần nào trong bảng tuần hoàn sẽ là “vũ khí” trong cuộc chiến thương mại đang leo thang.
VietBF@ Sưu tập