Ư tưởng xây đường hầm xuyên Đại Tây Dương trị giá gần 20.000 tỷ USD nối Mỹ - Anh đang được nhen nhóm nhưng khó thực hiện trong tương lai gần.
Hiện tại, du khách muốn bay chặng London, Anh - New York, Mỹ, mất khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên, ư tưởng xây đường hầm xuyên Đại Tây Dương rút ngắn thời gian đi lại đă được nhen nhóm trong giới kiến trúc từ lâu. Hồi tháng 12, ư tưởng này lại được nhắc lại một lần nữa, với kinh phí ước tính lên đến 20.000 tỷ USD.
Xây đường hầm nối Mỹ - Anh vốn cách nhau hơn 5.400 km thể hiện tham vọng muốn vượt qua mọi rào cản địa lư của con người cũng như củng cố mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Bên cạnh đó, nó cũng nói lên mong muốn biến chuyến du lịch nhiều ngày của người dân thành các chuyến đi hàng ngày, với thời gian di chuyển 54 phút.
Đường hầm xuyên biển Fehmarnbelt nối Đức và Đan Mạch. Ảnh: CNN
Trước đó, Anh - Pháp từng xây đường hầm qua eo biển Manche, dài 50 km, mất 6 năm hoàn thành. Thành tích này tạo nên cảm hứng để giới xây dựng, kiến trúc nghĩ đến đường hầm nối Anh - Mỹ.
Các chuyên gia đề xuất đặt đường hầm mới dưới đáy biển hoặc lơ lửng khoảng 49 m dưới mặt nước và neo bằng cáp. Đường hầm dự kiến cho phép tàu siêu tốc lướt nhẹ nhàng giữa hai lục địa, tránh được áp suất lớn dưới đáy biển cũng như các mối nguy hiểm trên mặt biển. Đường hầm hiện mới được lên ư tưởng thiết kế để tàu di chuyển. Nếu đi bằng ôtô, chuyến vượt biển của du khách phải mất vài ngày và cần phải xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cho lái xe nghỉ ngơi giữa chặng.
Tàu được dùng để di chuyển trong đường hầm, theo các chuyên gia, sẽ là vactrain (tàu chạy trong ống chân không). Về mặt lư thuyết, vactrain có thể đạt vận tốc tối đa hơn 8.000 km/h và mất thêm 18 phút để giảm tốc sau khi đạt tốc độ tối đa nhằm đảm bảo an toàn. Với cách tính trên, thời gian từ London đến New York xuống c̣n 54 phút.
Tuy nhiên, hiện tại, chưa có đơn vị nào đưa ra các đề xuất nghiêm túc tŕnh chính phủ hai nước.
Dù đường hầm này chưa có tính khả thi trong tương lai gần, nhiều kế hoạch xây đường hầm xuyên châu lục vẫn được đề xướng. Công ty Nghiên cứu Eo biển Quốc gia Morocco (SNED) đang xem xét tính khả thi của dự án đường hầm dài 27 km nối băi biển Punta Paloma, thành phố Tarifa, Tây Ban Nha với Malabata, Morocco. Chi phí xây đường hầm nối liền châu Âu và châu Phi này chưa được công bố, nhưng ước chừng khoảng 7,6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Na Uy đă khởi công dự án Rogfast vào tháng 11, hứa hẹn trở thành đường hầm dành cho đường bộ dưới biển dài và sâu nhất thế giới. Ở Bắc Âu, đường hầm dành cho đường bộ và sắt dài nhất thế giới, Fehmarnbelt, nối Đan Mạch và Đức, dự kiến khai trương vào 2029.
VietBF@sưu tập