Một số người dân London (Anh) cởi bỏ quần bất chấp thời tiết âm độ C hôm 12/1 để hưởng ứng sự kiện No Trousers Tube Ride (không mặc quần đi tàu điện ngầm) hàng năm, theo Guardian.
2 người đàn ông hưởng ứng trào lưu và vờ không quen biết nhau ở Anh. Ảnh: Reuters.
Sự kiện No Trousers Tube Ride hàng năm đă trở lại vào ngày 12/1 khi nhiều người dân/du khách tại London (Anh) xuất hiện tại Newport Place, ga Waterloo (gần khu phố Tàu) với quần lót sặc sỡ, kiểu dáng h́nh chữ Y và đôi chân trần, giữa thời tiết 0 độ C, theo Guarian.
Một số khác thể hiện sự chỉn chu trong cách ăn mặc với phần thân trên là áo sơ mi trắng, cổ thắt cà vạt cùng áo ghi lê màu nâu bên ngoài. Nhóm bạn trẻ tham gia cùng nhau tạo dáng đá một chân lên cao trước sự chứng kiến đám đông hành khách.
"Những người xung quanh ngỡ ngàng và đỏ mặt", tờ Standard của Anh nhận xét.
Nhóm phụ nữ vui vẻ tạo dáng đá một chân tại ga tàu ở Anh. Ảnh: PA Wire.
Cảnh tượng trên cũng xuất hiện tại ga lớn khác như South Kensington và Westminster, tuyến Piccadilly và Circle.
Theo thông lệ của sự kiện, người tham gia không được mặc quần (trừ đồ lót), lên tàu điện ngầm và thực hiện một số hoạt động thường ngày như thưởng nhạc, đọc báo, đeo tai nghe...
Năm nay, ban tổ chức yêu cầu thành viên "mặc ngắn nhất có thể" để tạo cho hành khách khác cảm giác bạn đang "quên mặc quần".
No Trousers Tube Ride là ư tưởng của diễn viên hài người Mỹ Charlie Todd. Todd nảy ra sáng kiến nhằm xua tan sự tẻ nhạt trên tàu điện vào mùa đông với mục đích giải trí đơn thuần và không nhắm vào chính trị.
"Sẽ rất buồn cười nếu một người bước vào chuyến tàu trong trang phục giữ ấm thông thường nhưng lại không mặc quần dài", Independent trích lời người này.
2 nam thanh niên tham gia trào lưu trên một tàu điện ngầm ở Anh ngày 12/1. Ảnh: Aaron Chown/PA Wire.
Sự kiện đầu tiên được tổ chức tại New York (Mỹ) vào năm 2002 với 7 người đàn ông tham gia. Nhóm người này giả vờ không quen biết và lần lượt lên/xuống tàu tại 7 điểm liên tiếp.
Năm 2008, trào lưu bắt đầu lan ra khắp nước Mỹ với 900 người hưởng ứng ở New York và chín thành phố gồm Baltimore, Boston, Chicago, Portland, San Francisco, Salt Lake, Toronto (bang Ohio), Washington DC và Adelaide.
Hơn 60 thành phố trên thế giới hiện cũng tổ chức sự kiện thường niên này, bao gồm Thượng Hải (Trung Quốc), Berlin (Đức), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Lisbon (Bồ Đào Nha), Tokyo (Nhật Bản) và Toronto (Canada).